Những sai lầm thường gặp và cách xử lí khi sử dụng bếp từ

Những người nội trợ đang ngày càng cảm thấy đơn giản hơn mỗi khi vào bếp bởi có sự trợ giúp của bếp từ. Không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí mà còn giúp người dùng tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Trong một thời gian ngắn, các bạn có thể chuẩn bị được một bữa ăn cho nhiều người hoặc gia đình nhiều thành viên.

Bếp từ có tuổi thọ cao, ít phải sửa chữa và thay thế linh kiện. Tuy nhiên, việc phạm phải những sai lầm trong quá trình sử dụng bếp từ sẽ làm giảm hiệu suất làm việc, giảm tuổi thọ của linh kiện cũng như của bếp. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết là mình đang sử dụng sai cách và khắc phục nó như thế nào.

Trong bài viết này, Hải Âu Group xin chỉ ra những sai lầm thường gặp và cách xử lí khi sử dụng bếp từ để giúp các bạn không còn mắc phải, kéo dài tuổi thọ cho bếp từ của gia đình bạn.

1. Lắp bếp gần các thiết bị điện khác

Bếp từ sử dụng điện năng làm nguồn năng lượng cho hoạt động của mình, dùng nguồn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng để làm chín thức ăn. Trong quá trình hoạt động, bếp từ sản sinh ra sóng bức xạ điện từ. Theo các báo cáo cho thấy, bức xạ điện từ của bếp từ rất thấp, chỉ từ 20 – 30 Kz. Với mức tần số này thì không gây ghại cho sức khỏe con người.

Tuy vậy, việc đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, lò vi sóng, tủ lạnh…Các thiết bị điện này cũng tạo ra một sóng bức xạ điện nhỏ. Khi các sóng điện từ này gặp nhau sẽ gây nhiễu, khiến cho chúng bị ảnh hưởng. Mặc dù không gây ra những hư hỏng ngay, nhưng nếu đặt chúng gần nhau trong thời gian dài, hiệu suất hoạt động của bếp sẽ bị giảm xuống.

Hình 1: Lắp đặt bếp từ xa các thiết bị điện tử khác từ 1 – 3 mét

Vì vậy, để đảm bảo được hiệu suất của bếp từ thì khi lắp đặt các bạn nên đặt bếp xa các thiết bị điện tử. Khoảng cách phù hợp cho các thiết bị này là từ 1 – 3 mét. Trong trường hợp bếp từ gia đình bạn đã được lắp cố định và có vị trí gần với các thiết bị điện khác. Các bạn nên di chuyển các vật dụng chưa cố định khác xa bếp từ. Nếu không thể thay đổi khoảng cách giữa chúng thì khi sử dụng bếp từ, các bạn nên tắt những thiết bị khác, tránh sử dụng cùng lúc.

2. Rút nguồn điện ngay khi vừa nấu xong

Một trong những sai lầm mà hầu hết người dùng bếp từ hay mắc phải và thường xuyên thực hiện là rút nguồn điện ngay sau khi vừa sử dụng bếp xong. Mọi người thường cho rằng, khi không sử dụng nữa thì nên rút ngay nguồn điện để tránh trường hợp nguồn điện hoặc dây dẫn có vấn đề sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, đây là cách dùng sai mà chúng ta nên khắc phục.

Lí do để giải thích cho việc này là sau khi bếp vừa nấu xong thì bếp, mặt kính và đặc biệt là các linh kiện của bếp từ đang nóng vì vừa phải hoạt động ở nhiệt độ cao. Lúc này, quạt tản nhiệt sẽ bắt đầu hoạt động để làm mát bếp và linh kiện bên trong. Nhưng nếu nguồn điện vào bếp bị ngắt thì quạt tản nhiệt sẽ không thể hoạt động được. Bếp sẽ không thể giảm nhiệt nhanh, linh kiện sẽ không được làm mát. Việc duy trì nhiệt độ cao và nóng lâu sẽ làm cho chúng dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ.

Hình 2: Tắt bếp bằng nút OFF 10 – 15 phút trước khi ngắt nguồt

Vậy cách xử lí đúng sau khi bếp vừa được sử dụng xong là chúng ta tắt bếp bằng nút “Off” trên bảng điều khiển. Sau khi tắt được 10 – 15 phút thì có thể rút nguồn điện, khi đó bếp đã được quạt tản nhiệt làm nguội hoàn toàn.

Cũng liên quan đến việc làm mát của bếp từ, để đảm bảo bếp có thể được giảm nhiệt nhanh thì tốt nhất không nên lót vải hoặc những vật có thể làm giảm khả năng tản nhiệt của bếp bên dưới. Thay vào đó là nên để bếp nơi thông thoáng.

Xem thêm: Những lưu ý sử dụng bếp từ an toàn nhất

3. Nấu bếp ở nhiệt độ cao liên tục

Công suất của bếp từ lớn hơn nhiều so với những loại bếp khác vì vậy mà tốc độ nấu của bếp cũng nhanh hơn. Việc sử dụng công suất tối đa, nhất là dùng trong thời gian dài giúp nấu ăn nhanh hơn. Nhưng việc này lại gây ra những vấn đề khác như: tạo ra lượng nhiệt dư thừa lớn, gây hao phí năng lượng, gây cháy xoong nồi. Đặc biệt, khi đun nấu bếp ở nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài (khoảng 2,5 – 3h đồng hồ), sẽ khiến bếp từ gặp phải hiện tượng quá tải, không tốt cho bếp. Dùng bếp lâu ở nhiệt độ cao cũng làm cho các linh kiện của bếp phải chịu mức nóng lớn, làm giảm tuổi thọ của chúng. Từ đó gây ảnh hưởng không ít đến tuổi thọ của bếp.

Đối với những bếp có chất lượng tốt và mặt kính cao cấp thì sẽ không đáng lo ngại, nhưng với những bếp có chất lượng mặt kính kém thì khả năng chịu nhiệt và sốc nhiệt cũng kém hơn. Nếu như bị quá tải và chịu đựng mức nhiệt quá lớn trong thời gian dài như vậy có thể dẫn tới nứt, vỡ mặt kính, gây nguy hiểm cho người dùng.

Hình 3: Nấu bếp ở nhiệt độ cao liên tục có thể gây nứt vỡ mặt kính

Do đó, khi sử dụng bếp cần lưu ý tránh sử dụng bếp ở mức công suất tối đa. Nên điều chỉnh nhiệt độ và mức công suất vừa phải. Tùy vào mức độ thức ăn mà sử dụng công suất phù hợp. Nếu gia đình bạn có những bữa tiệc và cần dùng bếp nhiều, trong thời gian dài thì cần dành thời gian cho bếp nghỉ ngơi 10 – 20 phút sau khi nấu từ 2 – 3 tiếng và sau đó sử dụng tiếp. Như vậy thì bếp sẽ không bị quá tải.

4. Dùng sai điện áp cho bếp

Lưới điện sử dụng trong các gia đình Việt Nam hiện nay chủ yếu là nguồn điện xoay chiều 2 pha 220V. Nhưng bếp từ hầu hết sử dụng dòng điện xoay chiều ba pha làm nguồn năng lượng cho hoạt động. Nếu gia đình bạn đang sử dụng dòng xoay chiều ba pha thì hoàn toàn yên tâm để sử dụng bếp. Nhưng nếu vẫn sử dụng dòng điện xoay chiều hai pha thì cần lắp đặt lại hệ thống điện mới có thể dùng bếp từ.

Trước khi sử dụng bếp, cần kiểm tra điện áp định mức của bếp mà nhà sản xuất ghi trên nhãn mác. Một số nhà sản xuất bếp từ nước ngoài như Nhật Bản, thiết kế bếp sử dụng điện áp là 100V hoặc 110V. Nếu như bếp có điện áp định mức không phải 220V thì phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn để điều chỉnh điện áp về mức 220V.

Bên cạnh đó, nếu nguồn điện không ổn định lúc có lúc không, hoặc thường xuyên quá áp, xụt áp…có thể gây ra chập cháy, hư hỏng bếp từ. Hầu hết, mọi người thường không để ý tới điều này nên rất dễ dùng sai điện áp cho bếp. Việc này là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc bếp hư hỏng nhanh, giảm tuổi thọ bếp, chập cháy điện, gây nguy hiểm cho người dùng.

Hình 4: Ổ điện dùng cho bếp từ Panasonic

Vì công suất của bếp từ là rất lớn nên khi sử dụng cần kiểm tra kỹ hệ thống điện trong nhà. Xác định tổng công suất tiêu thụ điện của gia đình để chắc chắn đường dây dẫn và công tơ điện chịu được. Các bạn cần đảm bảo rằng đồng hồ đếm điện và các phích cắm, ổ cắm điện của gia đình phải trên 5A. Đồng thời, các dây điện phải có tiết diện 0,75 mm2 nhằm đảm bảo an toàn và phải có dây tiếp đất. Tốt nhất là nên dùng ổ cắm riêng cho bếp từ để đảm bảo nguồn điện được ổn định, liên tục. Hạn chế sử dụng bếp vào những giờ cao điểm, đặc biệt là vào mùa hè vì khi đó nguồn điện áp bị chập chờn và không đủ lớn để bếp hoạt động hiệu quả hoặc gây ra chập điện.

5. Dùng bảng điều khiển sai cách

Bảng điều khiển của bếp từ rất dễ sử dụng vì được lắp thêm hệ thống đèn LED và âm thanh báo. Khi chọn chế độ nào đó thì đèn LED sẽ hiển thị cùng âm thanh báo chọn rất dễ quan sát.

Chế độ cảm ứng trên bếp từ có độ nhạy bén không kém gì cảm ứng trên điện thoại thông minh hiện nay. Có nhiều chế độ cảm ứng khác nhau, tùy vào bếp và nhà sản xuất như lướt hay chạm, bấm. Đối với những bếp từ cao cấp, có chất lượng tốt thì bàn phím cảm ứng vẫn có thể sử dụng được chính xác và nhanh nhạy khi tay ướt, dính nước.

Hình 5: Dùng bàn phím đúng cách với 1 ngón tay

Tuy nhiên, nhiều người không biết điều này khi dùng thường dùng sai cách là dùng hai hay nhiều ngón tay để bấm thay vì dùng một ngón tay. Vì độ linh hoạt và nhạy bén của bảng điều khiển cảm ứng mà khi sử dụng bếp, chỉ cần dùng một đầu ngón tay để bấm chọn. Khi dùng nhiều ngón để bấm sẽ dẫn tới chạm hoặc lướt phải những phím khác, theo đó bếp sẽ nhận dạng là chọn nhiều chế độ cùng lúc. Điều này có thể làm cho bếp bị lỗi. Các bạn nên thao tác bằng một đầu ngón tay và lần lượt từng chế độ để đảm bảo bếp đọc lần lượt những yêu cầu của bạn và thực hiện đúng.

Một trong những cách để giữ được độ nhanh nhạy của bàn phím cảm ứng cho bếp chính là thường xuyên vệ sinh bếp từ cũng như mặt kính. Giữ cho bàn phím điều khiển không bị bám bẩn bởi dầu mỡ và đồ ăn rơi vãi. Khi vệ sinh mặt bếp không nên dùng vật sắc, nhọn, vật cứng vì có thể gây xước, va chạm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bàm phím. Chỉ nên dùng khăn mềm, nước sạch và hoặc nước tẩy chuyên dụng.

Xem thêm: Quy trình vệ sinh bếp từ công nghiệp đúng cách

Với những sai lầm trên, các bạn có thể làm giảm tuổi thọ của bếp từ mà không hề hay biết. Hầu hết mọi người thường mắc phải những lỗi sử dụng sai cách này. Hi vọng, sau khi tham khảo bài viết này của Hải Âu, các bạn sẽ rút ra kinh nghiệm và sử dụng bếp đúng cách, đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của bếp, mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho gia đình mình.