Các dạng bảng điều khiển cảm ứng trên bếp từ

Trong bài viết trước, Hải Âu Group đã giới thiệu với các bạn những loại bảng điều khiển trong bếp từ, bếp điện từ và cách chọn bếp tốt dựa vào đặc điểm của bảng điều khiển. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các dạng bảng điều khiển cảm ứng trong bếp từ.

Trong quá trình sử dụng, bảng điều khiển sẽ có những lúc gặp trục trặc, hư hỏng, nhưng người dùng thường không biết cách xử lí. Qua bài viết này, các bạn cũng sẽ biết thêm những kiến thức để khắc phục khi bảng điều khiển có vấn đề.

1. Các dạng bảng điểu khiển cảm ứng trong bếp từ

Hầu hết các dòng bếp từ dùng bảng điều khiển cảm ứng với nhiều dạng bàn phím, có các đặc điểm khác nhau. Dựa vào các dạng điều khiển có thể biết được xuất xứ và chất lượng của bếp. Dưới đây là các dạng bảng điều khiển cảm ứng trong bếp từ:

+ Bảng điều khiển kiểu nút tăng giảm (cộng – trừ)

– Dạng bàn phím kiểu nút tăng giảm được thể hiện cho điều chỉnh công suất và nhiệt độ qua biểu tượng nút cộng (+) và trừ (-) trên bàn phím. Để điều chỉnh mức nhiệt và công suất, người dùng sử dụng ngón tay chạm vào biểu tượng cộng hoặc trừ trên bảng điều khiển.

Hình 1: Bảng điều khiển dạng nút tăng giảm cộng trừ

– Dạng bảng điều khiển này được sử dụng nhiều trong các loại bếp Châu Á. Chỉ có một số lượng nhỏ các mẫu bếp từ Châu Âu có sử dụng loại bàn phím này, thường là những dòng bếp cũ, sản xuất cách đây vài năm. Các bếp sử dụng loại bảng điều khiển này có giá thành cũng rẻ hơn những mẫu bếp khác.

– Bảng điều khiển loại này có độ chính xác khá cao, đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về độ nhạy bén và tính thẩm mỹ thì vần chưa thể gọi là xuất sắc.

+ Bảng điều khiển dạng Touch Slide

– Loại bảng điều khiển này đang rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các mẫu bếp từ của Châu Âu như Chefs, Boosch, Faster, Cata,…Các mẫu bếp có chất lượng cao và giá khá “chát” so với thu nhập của người Việt Nam.

– Với hệ thống Slide glass ceramic, người dùng sử dụng bảng điều khiển đơn giản hơn rất nhiều. Việc điều chỉnh nhiệt độ và công suất phù hợp với từng món ăn cũng dễ dàng hơn.

– Khi sử dụng bảng điều khiển Touch Slide, người nấu chỉ cần lướt nhẹ ngón tay trên hệ thống bàn phím để lựa chọn mức công suất và phím chức năng cần sử dụng. Bàn phím nhạy bén, cảm ứng với độ chính xác cao, nếu không may chạm phải bảng điều khiển, cũng làm cho bếp hoạt động. Do đó, khi không có sự giám sát của người lớn, gia đình có trẻ nhỏ, các bạn nên chọn chức năng khóa trẻ em để vô hiệu hóa bàn phím. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho trẻ và bảo vệ bếp khỏi các hư hỏng không đáng có.

Hình 2: Bảng điều khiển Touch Slide kết hợp màn hình LCD và đèn LED đỏ

– Kết hợp với hệ thống Slide là màn hình LCD và đèn LED (xanh hoặc đỏ), hiển thị chính xác, rõ ràng những chế độ nấu, công suất nấu và nhiệt độ đang được sử dụng. Người dùng quan sát dễ dàng và chi tiết. Bảng điều khiển không chỉ tiện lợi, hiện đại mà còn rất đẹp mắt, tinh tế và toát lên sự sang trọng của bếp từ gia đình.

+ Bảng điều khiển Touch Control

– Khác với Touch Slide, tứ là ở dạng trượt, thì bảng điều khiển Touch Control là dạng “chạm”. Nếu như với dạng trượt, người dùng chỉ cần lướt nhẹ tay lên bàn phím để chọn công suất thì với bảng điều khiển này, người dùng chỉ cần chạm nhẹ lên bàn phím.

– Đây là công nghệ điều khiển cảm ứng phát quang hiện đại bậc nhất được áp dụng trên các mẫu bếp từ. Cũng như bếp sử dụng dạng trượt Slide thì giá của bếp dùng bảng điều khiển Touch Control này cũng khá đắt.

– Độ nhạy bén và chính xác của loại bảng điều khiển này là điều không còn phải bàn cãi. Không cần phải dùng lực ấn mạnh như dạng điều khiển nút bấm cộng – trừ mà chỉ cần chạm khẽ ngón tay lên bàn phím, bếp sẽ ngay lập tức nhận được tín hiệu và thực hiện yêu cầu ngay tức thì. Cũng vì vậy mà khi chọn công suất hay chế độ nấu, chỉ nên dùng 1 ngón tay để chạm lên phím, không sử dụng cả bàn tay hay nhiều ngón cùng lúc để chạm lên màn hình điều khiển. Vì chúng có thể vô tình chạm phải những phím khác, gây loạn hiệu ứng và dính phím. Bếp không kịp xử lí hoặc xác định sai yêu cầu, thậm chí là báo lỗi.

Hình 3: Bảng điều khiển Touch Control trên bếp từ Bosch

– Công nghệ Touch Control hoạt động trên nguyên lí ITO và điện cực kim loại phân thành cực dương và cực âm. Nghĩa là các electron có trong dòng điện được truyền tới lớp phân tử hữu cơ. Từ lớp các phân tử hữu cơ các electron được dẫn tới và gặp các electron của ngón tay người sử dụng. Khi các electron gặp nhau, sẽ tái hợp và tạo ra một năng lượng dưới dạng photon ánh sáng. Từ đó, nhận dạng tín hiệu điều khiển từ bàn phím của bếp và thực hiện yêu cầu nhanh chóng, chính xác.

– Bàn phím có nhanh nhạy hay không phụ thuộc khá nhiều và độ mạnh /yếu của nguồn điện. Nếu nguồn điện ổn định và mạnh thì bảng điều khiển hoạt động hiệu quả hơn, nhạy bén và chính xác cao hơn khi nguồn điện yếu, chập chờn.

2. Những lỗi thường gặp của bảng điều khiển và cách xử lí

+ Bảng điều khiển không hoạt động, bật không lên

Với tình trạng này, có nhiều nguyên nhân được phỏng đoán. Bao gồm:

– Bảng điều khiển chưa được kết nối nguồn điện: Nói nôm na là chưa cắm điện cho bếp từ. Nhiều người không nhớ hoặc nhớ nhầm là đã cắm điện cho bếp, nhưng thực tế lại chưa. Chỉ cần cung cấp điện cho bếp thì bảng điều khiển sẽ hoạt động trở lại.

– Bảng điều khiển bị ướt hoặc đồ ăn tràn ra mặt bếp: Đôi khi người dùng vô tình để bàn phím ướt nhẹp, thức ăn trào ra, phủ lên bảng điều khiển hoặc bàn phím quá bẩn, dính nhiều dầu mỡ và bám đầy thức ăn. Điều này cũng khiến cho bảng điều khiển “đình công”. Các bạn chỉ cần lau khô, vệ sinh sạch sẽ màn hình điều khiển, nó sẽ tự nhiên làm việc như bình thường.

– Tay người dùng bị ướt: Mặc dù rất nhạy bén, cho phép thực hiện thao tác cả khi tay người dùng ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu quá ướt, quá nhiều nước thì nó sẽ không thể tiếp nhận được yêu cầu và không hoạt động. Tốt nhất, các bạn nên sử dung bảng điều khiển khi tay khô thì sẽ hiệu quả hơn.

+ Nút nguồn hoạt động nhưng các phím khác không hoạt động

– Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn đang sử dụng chế độ khóa trẻ em mà không biết hoặc lỡ quên chưa bỏ khóa. Khi dùng khóa trẻ em, chỉ có nút nguồn ON/OFF trên bảng điều khiền hoạt động. Các phím chức năng trên bảng điều khiển hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Các bạn dễ dàng nhận thấy bảng điều khiển nhấp nháy và hiển thị mã lỗi 8 ở màn hình LCD.

– Để bảng điều khiển làm việc trở lại, các bạn chỉ cần bỏ chọn chế độ khóa trẻ em bằng cách chạm vào biểu tượng khóa trên bảng điều khiển cảm ứng.

Hình 4: Tắt khóa trẻ em nếu bảng điều khiển không sử dụng được

+ Kết nồi nguồn điện, tắt tính năng khóa trẻ em, bảng điều khiển vẫn không hoạt động

– Nguyên nhân được xác định là bảng điều khiển đã bị hỏng. Có thể là hỏng mạch điều khiển, hỏng IC, cháy các con tụ bên trong bếp, hỏng cảm ứng…

– Để xử lí lỗi này, trước tiên, các bạn tắt bếp, ngắt nguồn điện khoảng 10 – 15 phút. Sau đó cắm điện lại và ấn giữ nút nguồn ON/OFF trên bảng điều khiển để khởi động lại bếp. Nếu bếp lên nguồn thì tất nhiên bảng điều khiển sẽ hoạt động bình thường. Nhưng nếu bảng điều khiển vẫn bị “đứng hình” thì nghĩa là nó đã hỏng và cần phải sửa chữa. Hãy mang bếp đến trung tâm bảo hành nơi bạn mua để được hỗ trợ, thay thế bảng điều khiển mới. Nên thay toàn bộ bằng bảng điều khiển mới, không thay từng vị trí, vì nó sẽ hoạt động không hiệu quả, có thể sẽ bị thay bằng linh kiện không chính hãng. Không nên tự sửa chữa nếu không am hiểu về nó, bạn sẽ khiến nó hư hỏng nhiều hơn.

Xem thêm: Những mã lồi thường gặp trên bếp từ và cách xử lí nhanh

3. Lưu ý khi sử dụng bảng điều khiển

– Tắt bếp trước bằng nút nguồn ON/OFF trên bảng điều khiển, sau đó mới rút phích cắm của bếp. Không ngắt nguồn điện đột ngột.

– Mỗi khi nấu ăn xong, vệ sinh mặt bếp và bảng điều khiển sạch sẽ. Không để thức ăn, nước trào ra mặt bếp. Nếu không may bị trào thì cần lau sạch và ngay để bảo vệ bàn phím.

– Sử dụng một ngón tay để chọn phím chức năng, chọn từng phím một, không đặt cả bàn tay lên bàn phím để chọn. Không chạm liên tục, chạm cùng lúc nhiều phím, khiến bàn phím bị tê liệt.

– Chọn mua những bếp cao cấp (nếu gia đình bạn có ngân sách lớn để đầu tư mua bếp), test bảng điều khiển có nhạy bén hay không trước khi mua.

Mỗi loại bếp từ, mỗi dòng bếp từ sẽ sử dụng các loại bảng điều khiển khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là bảng điều khiển cảm ứng với ba loại và chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Dù hiện đại và bền bỉ đến đâu, bảng điều khiển vẫn có thể gặp lỗi và hư hỏng. Hi vọng các bạn sẽ nhận biết chính xác lỗi và xử lí đúng cách với những gợi ý trên của Hải Âu.