Cách Xử Lí Nhanh Những Mã Lỗi Thường Gặp Trên Bếp Từ
Bếp từ là một thiết bị nhà bếp hiện đại với nhiều tính năng, chức năng thông minh giúp người nội trợ nấu ăn một cách dễ dàng và đơn giản hơn. Nhiều thương hiệu bếp từ có chất lượng cao, tuổi thọ bếp có thể lên đến hơn 15 năm. Có thể kể đến những thương hiệu mà người dùng tin dùng như: Bếp từ Chefs, Bosch, Panasonic…
Bếp từ rất ít khi phải sửa chữa và không thường xuyên gặp lỗi. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn không có những sự cố. Do vậy, khi bếp từ báo lỗi người người thường rất hoang mang, không biết cách xử lí và nghĩ rằng mua phải bếp giả, chất lượng kém. Nhưng không hẳn vậy, ngoài những yếu tố từ bếp thì trong quá trình sử dụng, do bản thân người dùng thao tác sai hoặc có những hoạt động gây ảnh hưởng đến bếp, dẫn tới một số lỗi.
Mặc dù có nhiều loại và hãng bếp khác nhau nhưng bếp từ có đặc điểm cấu tạo và nguyên lí hoạt động như nhau. Nên khi gặp sự cố chúng đều xuất hiện các mã lỗi nhất định và được thể hiện giống nhau. Hải Âu Group đã tổng hợp và xin chia sẻ với các bạn những mã lỗi thường gặp trên bếp từ và cách xử lí nhanh. Đây là những lỗi mà người dùng có thể tự khắc phục được nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
1. Mã lỗi EF
Lỗi mà chị em thường thấy xuất hiện khi dùng bếp từ là mã lỗi EF. Khi nàm hình bếp hiển thị mã lỗi này thì có nghĩa là bề mặt bếp hiện tại đang bị ướt nước. Do lượng nước trên bề mặt quá nhiều nên không thể truyền nhiệt để làm nóng nồi và thức ăn. Để khắc phục mã lỗi này chỉ cần thao tác rất đơn giản như sau:
Trước tiên, các bạn tắt bếp (có thể tắt bằng nút Off hoặc rút nguồn, nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất nên rút nguồn điện). Tiếp theo là dùng khăn khô, chất liệu mềm để lau nhẹ bề mặt bếp cho đến khi bếp đã khô thì bật bếp lại. Khi đó là có thể sử dụng bếp như bình thường.
Hình 1: Lau khô hoàn toàn mặt bếp bằng khăn mềm khi bị ướt nước
2. Mã lỗi AD
Bếp từ báo lỗi AD là do nồi nấu quá nóng, đáy nồi không tiếp xúc vùng nấu vì những vấn đề như đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp. Nhiều khi người dùng sẽ không để ý đến việc đặt nồi cho chính xác vị trí vùng nấu hoặc đáy nồi có vấn đề. Do vậy thường rất lo lắng khi đã đặt nồi nấu lên bếp mà bếp vẫn báo lỗi và không hoạt động.
Cách xử lí mã lỗi này cũng rất đơn giản. Khi gặp lỗi này, các bạn chỉ cần tắt bếp và kiểm tra lại vị trí đặt nồi hoặc loại nồi mà gia đình bạn dùng có đúng nồi chuyên dùng cho bếp từ hay không. Nếu như đáy nồi bị lồi, lòm, méo mó hoặc không phải nồi inox, gang thì đổi loại nồi phù hợp để nấu. Nếu đáy nồi dính bẩn hoặc có vật cản, bám vào đáy nồi thì dùng khăn lau sạch đáy rồi, gỡ vật dính ở đáy nồi ra, lau sạch vùng nấu và tiếp tục sử dụng.
Hình 2: Không dùng nồi sứ mà phải dùng nồi inox cho bếp từ
3. Mã lỗi E0
Trên màn hình bảng điều khiển của bếp từ báo lỗi E0 thì có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất có thể là do hiệu điện thế của nguồn điện thấp hơn hiệu điện thế định mức của bếp. Thứ hai là do dây dẫn điện tiết diện nhỏ, không đủ lớn để chịu và tải công suất. Thứ ba là giắc cắm bị lỏng.
Vì nhiều lí do gây ra lỗi này nên cách xử lí sẽ là kiểm tra và xác định từng nguyên nhân. Trước tiên, tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện. Thông thường, điện áp mà bếp từ sử dụng là dòng điện xoay chiều ba pha 220V. Nếu mức điện áp này lớn hơn hoặc thấp hơn thì bếp sẽ báo lỗi E0 và không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Do vậy, cần sử dụng thêm một chiếc biến áp để đảm bảo hiệu điện thế cung cấp cho bếp đủ lớn và ổn định.
Hình 3: Các bước xử lí khi bếp gặp mã lỗi E0
Như đã biết, bếp từ có công suất rất lớn, nhiều bếp có thể có công suất lớn tới hơn 3000W. Khi dùng cho bếp từ gia đình bạn nên dùng ổ cắm và phích cắm phải trên 5A, tiết diện dây dẫn tối thiểu là 0,75mm2, tốt nhất nên dùng ổ điện riêng cho bếp từ để tránh tình trạng quá tải và nguồn điện áp vào bếp không ổn định, làm bếp không hoạt động được.
Trường hợp giắc cắm bị lỏng thì chỉ cần cắm lại và cố định giắc cắm chắc chắn để nguồn điện được đảm bảo liên tục.
Xem thêm: Sử dụng nguồn điện và chọn dây điện như thế nào cho bếp từ?
4. Mã lỗi E1
Lỗi E1 phát sinh trên bếp từ khi hiệu điện thế vào bếp quá cao, vượt mức an toàn. Khi gặp lỗi này bếp sẽ lập tức ngưng hoạt động để giữ an toàn cho bếp cũng như người dùng.
Không cần quá hoảng hốt khi bếp đang hoạt động bỗng nhiên lại tự động tắt. Các bạn nên bình tĩnh, tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện. Sau khi chắc chắn điện áp đã ổn định và nằm trong khoảng điện áp định mức sử dụng của bếp thì bật bếp trở lại để sử dụng.
Cách tốt nhất để không gặp phải tình trạng này là dùng một hạ áp để giảm hiệu điện thế xuống mức phù hợp với bếp từ. Trường hợp đã dùng những cách xử lí trên mà bếp vẫn báo lỗi và không hoạt động trở lại thì cần liên hệ với trung tâm bảo hành, nơi mà gia đình bạn mua bếp để được hỗ trợ khắc phục lỗi.
5. Mã lỗi E2
Một trong những ưu điểm của bếp từ là an toàn cho người sử dụng. Bằng những tính năng thông minh của mình, bế từ sẽ phát hiện và thông báo những vấn đề gây nguy hiểm cho người dùng như việc báo lỗi mã E2.
Mã lỗi này xảy ra khi nhiệt độ của nồi quá cao, gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp cũng như gây nguy hiểm cho người nấu. Không may đụng phải nồi nấu sẽ gây bỏng. Do vậy, bếp sẽ ngừng hoạt động và hiện lỗi này để thông báo người dùng xử lý kịp thời.
Để khắc phục lỗi này thì các bạn tắt bếp, không tiếp xúc trực tiếp với nồi, dùng miếng lót nồi nhấc nồi khỏi bếp từ. Sau khi để nồi nấu nguội đi thì bật bếp lại và có thể nấu tiếp.
6. Mã lỗi E3
Sử dụng bếp từ ở mức nhiệt cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng quá nhiệt. Khi đó, bếp sẽ báo mã lỗi E3. Ngoài ra, cũng có thể do các nguyên nhân khác như lỗ thông gió bị bịt kín, quạt tản nhiệt bị hỏng, không hoạt động. Một lí do khác để giải thích cho việc hiển thị lỗi này là cơ chế tự bảo vệ được cài đặt trên bếp từ.
Hình 4: Quạt tản nhiệt trong bếp từ giúp làm mát bếp nhanh chóng
Để xử lí lỗi E3 các bạn có thể tự thực hiện các thao tác như: tắt bếp để kiểm tra bếp có bị quá nhiệt không. Nếu bếp quá nóng thì để quạt tản nhiệt làm mát bếp, chờ 10 – 15 phút khi bếp nguội hẳn thì bật bếp để sử dụng tiếp. Nếu do quạt tản nhiệt bị hỏng, không hoạt động được thì cần liên hệ trung tâm bào hành bếp để được sửa chữa hoặc thay quạt.
Nếu quạt tản nhiệt vẫn bình thường, bếp ở tình trạng mát với mức nhiệt thấp thì là do cơ chế tự bảo vệ. Trong trường hợp này thì bạn hãy tắt bếp và đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, mã lỗi sẽ không còn xuất hiện.
Xem thêm: Hệ thống và cơ chế hoạt động của quạt tản nhiệt trong bếp từ
7. Mã lỗi E5
Khi Rơ-le nhiệt của bếp từ bị chập mạch thì trên màn hình bảng điều khiển sẽ hiển thị mã lỗi E5. Đây là lỗi của thiết bị, linh kiện bên trong bếp nên nếu không phải là thợ chuyên nghiệp thì bạn không nên tự sửa chữa vì có thể làm cho bếp hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Cách tốt nhất để xử lí lỗi này là yêu cầu sự hỗ trợ của trung tâm bảo hành bếp hoặc mang bếp đến đó để được kiểm tra và sửa chữa.
Hình 5: Gọi điện cho trung tâm bảo hành để được tư vấn và hỗ trợ
8. Mã lỗi E6
Bếp hiển thị mã lỗi E6 là dấu hiệu cảnh báo cảm biến nhiệt có vấn đề. Có thể là bị lỏng, bị tắt hoặc thậm chí là bị lỏng dây dẫn. Giải pháp cho vấn đề này là nên đi mang lên hãng, ra trung tâm bảo hành để được thay cảm biến.
9. Bếp tự động tắt sau 60 giây hoặc có âm thanh cảnh báo
Sau khi bật được 60 giây thì bếp tự động tắt, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi lo lắng về lỗi này. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì lỗi này là do đáy nồi có đường kính nhỏ hơn 12cm và lớn hơn 26cm.
Để bếp không gặp tình trạng này thì cần tắt bếp và chọn nồi có phần đáy có đường kính từ 12cm đến 26 cm, đặt vào vùng nấu và khởi động bếp lần nữa. Nếu như bếp vẫn báo lỗi, tự động tắt sau 60 giây hoặc vẫn có âm cảnh báo thì có thể nồi không phù hợp. Cần thay nồi có chất liệu phù hợp với đặc điểm của bếp từ.
Xem thêm: Những loại nồi như thế nào phù hợp dùng cho bếp từ?
10. Lưu ý
Những mã lỗi trên là những lỗi thường gặp, phổ biến của bếp từ. Bởi vì nó không quá phức tạp nên các bạn có thể xử lí nhanh tại nhà mà không cần tốn kém tiền cho việc mang đi sửa chữa.
Nhiều trường hợp, người dùng không phát hiện hoặc không thể xác định được lỗi của bếp là gì. Nguyên nhân có thể là do cắm nhầm cổng nối của dây điện, đèn Led bị cháy, bóng đèn bị hỏng. Thậm chí là bị hỏng loa, cháy bộ phận cảm biến, hỏng bộ phận cảnh báo. Hoặc khi gặp những vấn đề phức tạp hơn như: đã có nguồn điện hoặc nguồn điện vẫn bình thường mà bật bếp không lên, không có âm thanh báo điện áp vào bếp thì bạn nên gọi cho đơn vị bảo hành.
Nhiều trường hợp hết thời hạn bảo hành, nhiều người đã tự ý sửa chữa hoặc mang ra những tiệm sửa chữa đồ điện để sửa. Điều đó sẽ có thể khiến bếp của bạn bị hư hỏng nhiều hơn hoặc thay linh kiện kém chất lượng, không phù hợp với bếp…Lời khuyên dành cho các bạn là hãy gọi cho trung tâm bảo hành nơi bạn mua bếp hoặc mang ra tận nơi để được tư vấn, sửa chữa và thay thế linh kiện chính hãng. Bạn sẽ trả phí cho họ, nhưng đổi lại bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của các linh kiện được thay thế cũng như tuổi thọ của bếp.
Những mã lỗi thường xảy ra trong quá trình sử dụng bếp từ và cách khắc phục mà Hải Âu Group vừa chỉ ra trên đây, hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích với các bạn. Nếu có những thắc mắc liên quan đến bếp từ, vui lòng liên hệ với Hải Âu để được tư vấn và giải đáp.