Bảng điều khiển và cách chọn bếp tốt dựa trên bảng điều khiển

Nhiều người cho rằng, các loại bếp từ đều có bảng điều khiển giống nhau. Nếu xem xét kỹ thì mỗi bếp có một bảng điều khiển khác nhau. Ngay cả cùng một thương hiệu, cùng dòng bếp đôi nhưng một model sẽ có một thiết kế bảng điều riêng. Có chăng sự giống nhau chỉ là công nghệ được ứng trong đó mà thôi.

Không đơn giản là công cụ để người dùng thực hiện các thao tác để nấu ăn và thể hiện những tính năng của bếp. Bảng điều khiển còn là một yếu tố để đánh giá chất lượng bếp từ đó có tốt hay không. Ở bài viết này, Hải Âu Group sẽ đề cập đến bảng điều khiển và cách chọn bếp dựa trên bảng điều khiển. Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm kinh nghiệm nghiệm khi lựa chọn bếp.

1. Các loại bảng điều khiển

Dựa trên các tiêu chí khác nhau để phân loại bảng điều khiển:

+ Dựa trên thiết kế

– Bảng điều khiển chung

Đặc điểm của loại bảng điều khiển này là một bảng điều khiển được dùng chung cho cả hai hoặc nhiều vùng nấu. Các bạn sẽ thấy loại bảng điều khiển này xuất hiện trên những bếp từ Châu Âu như Chefs, Bosch, Lorca (dòng Tây Ban Nha)…

– Bảng điều khiển riêng

Với loại bảng điều khiển này, mỗi vùng nấu sẽ được trang bị riêng một bảng điều khiển. Người dùng sẽ nhận ra loại bảng điều khiển này ở các mẫu bếp của Châu Á như của Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và bếp từ nội địa Việt Nam.

Hình 1: Bảng điều khiển thiết kế chung và riêng

+ Dựa trên đặc điểm công nghệ được ứng dụng

– Bảng điều khiển cơ

Vào thời gian đầu, khi bếp từ, bếp điện mới ra đời, hệ thống bảng điều khiển được sử dụng chính là bảng điều khiển cơ. Với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại khá thô và không có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, bảng điều khiển loại này thường gặp tình trạng bị kẹt bàn phím. Do là loại bàn phím in nổi trên bề mặt bếp nên phím thường bị bám bẩn, dính đồ ăn, dầu mỡ. Bàn phím rất dễ bị mờ, bong tróc, khó bảo vệ dưới tác động của người dùng và môi trường bên ngoài.

Đăc điểm của loại bàn phím này là phía dưới bảng điều khiển là hệ thống lò xo, nằm tương ứng với các nút bấm. Nên khi thực hiện nấu ăn trên bếp cần dùng lực tay để ấn lên bàn phím. Lực sẽ làm lò xo tác động lên mạch điện tử bên trong bếp và hoạt động theo yêu cầu của người dùng. Chính vì sử dụng lò xo nên loại bàn phím này có độ chính xác không cao, lò xo thường bị lệch hoặc hư hỏng.

Hiện nay loại bảng điều khiển cơ không còn được sử dụng nhiều. Chúng ta sẽ chỉ bắt gặp ở những mẫu bếp đơn giá rẻ (trên dưới 500.000đ) hoặc các dòng bếp cũ, sản xuât cách đây khoảng 5 – 6 năm trước.

– Bảng điều khiển cảm ứng

Chứng ta đã rất quen thuộc với công nghệ cảm ứng ở điện thoại, ti vi thông minh, may tính bảng, máy vi tính…Nhưng với sự phát triển của khoa học, công nghệ này đã được tích hợp và áp dụng trong bếp từ, bếp điện từ. Cụ thể ở đây là hệ thống bàn phím, hay còn gọi là bảng điều khiển điện tử.

Các phím chức năng được in chìm bên trong lớp mặt kính và chỉ đơn giản là những hình biểu tượng chức năng của bếp. Còn bên trong bếp là những vi mạch điện tử, xử lí những tính năng đó. Cấu tạo của nó thuộc về phần kỹ thuật vô cùng phức tạp. Muốn hiểu sâu hơn chúng ta sẽ tìm hiểu trong những bài viết khác.

Sở dĩ gọi là bảng điều khiển cảm ứng vì khi sử dụng bếp, người dùng muốn điều chỉnh công suất hoặc chọn chế độ nấu, chỉ cần chạm nhẹ lên biểu tượng trên màn hình. Bảng điều khiển này cực kỳ nhanh nhạy và linh hoạt. Độ chính xác và tính thẩm mỹ cao, đẹp mắt, sang trọng và hiện đại.

Hình 2: Các loại bảng điều khiển

Kết hợp với đó là màn hình LCD, cùng hệ thống đèn LED cho phép người dùng nhận biết, điều chỉnh và quan sát dễ dàng những chế độ nấu và mức công suất mà mình đang sử dụng. Màn hình LCD và mặt kính chống trầy xước, cách nhiệt điện tốt giúp việc bảo vệ bảng điều khiển hiệu hiệu quả. Bàn phím in chìm, bên trong mặt kính nên rất bền bỉ, không bị trầy xước, bong tróc hay mờ đi. Vệ sinh mặt kính và bảng điều khiển cũng dễ dàng hơn nhiều so với bảng điều khiển cơ.

Loại bảng điều khiển hiện đại này được sử dụng phổ biến trong hầu hất các lại bếp từ, điện từ hiện nay. Đặc biệt là trong các mẫu bếp từ nhập khẩu Châu Âu, bảng điều khiển cảm ứng được ứng dụng một cách triệt để và chất lượng tốt nhất.

– Bảng điều khiển cảm ứng và cơ kết hợp

Một số mẫu bếp từ và bếp điện từ hiện nay có sử dụng loại bảng điều khiển kết hợp này. Hệ thống bàn phím cảm ứng kết hợp với cơ ở dạng nút vặn như nút vặn trên bếp gas. Người dùng có thể chọn chế độ, chức năng nấu trên bàn phím cảm ứng. Việc điều chỉnh công suất sẽ được thực hiện bằng nút vặn.

Ngoài ba loại bảng điều khiển khá phổ biến trên còn có một loại bảng điều khiển cao cấp nữa là bảng điều khiển quang cảm biến. Với bảng điều khiển này, người dùng không cần chạm tay hay dùng lực để nhấn lên bàn phím mà chỉ cần dùng một mẩu giấy nhỏ khẽ chạm lên nút bấm. Những mẫu bếp sử dụng loại bảng điều khiển này cũng có giá thành khá cao vì đây là loại bảng điều khiển khá mới, chưa được úng dụng rộng rãi.

2. Xuất xứ của các loại mạch điều khiển

+ Mạch điều khiển được cung cấp bởi Trung Quốc

– Các loại bếp từ giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc thường dùng các loại bảng mạch điện tử của chính họ sản xuất. Loại mạch điều khiển này không được chính xác và độ bền kém.

– Giá các loại bếp từ sử dụng mạch điều khiển này chỉ nằm ở mức dưới 10 triệu. Khi hư hỏng, có thể dễ dàng tìm thấy linh kiện thay thế ở các của hàng điện gia dụng. Việc sửa chữa cũng nhanh gọn hơn, chi phí thay thế thấp. Một số loại bếp từ nội địa Việt Nam cũng sử dụng loại mạch điều khiển này.

– Dấu hiệu để nhận biết loại mạch điều khiển này là cảm ứng không nhanh nhạy, bàn phím có mực in mờ, nhòe, không sắc nét. Khi tay ướt hoặc bàn phím bị dính nước thì thực hiện thao tác không có tác dụng hoặc chậm và bị dính phím, không chính xác. Chủ yếu là dạng bàn phím tăng giảng với nút cộng (+), trừ (-).

+ Mạch điều khiển cảm ứng của E.G.O – CHLB Đức

– Mạch điều khiển cảm ứng E.G.O được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại mạch điều khiển cao cấp, chất lượng tốt. Các loại bếp của Châu Âu, Nhật Bản, bếp liên doanh Ý – Malaysia, Đức – Malaysia…đều sử dụng loại mạch điều khiển này. Bảng điều khiển cảm ứng dạng Slide Touch rất được ưa chuộng vì tính hiện đại của nó.

Hình 3: Bảng điều khiển dạng Slide Touch và dạng tăng giảm

– Giá thành của bảng mạch điều khiển này khá cao nên giá bếp sử dụng linh kiện này cũng cao hơn các dòng bếp sử dụng mạch điều khiển “Made in China”. Bếp có giá từ trên 10 triệu đến 50, 60 triệu.

– Khi bảng điều khiển gặp vấn đề, hư hỏng cần thay thế, sửa chữa, việc bảo hành sẽ gặp chút khó khăn. Lí do là cần đến những trung tâm bảo hành, đại lý bán bếp chính hãng mới có mạch điều khiển chính hãng. Ngoài ra, cần có thời gian để nhập linh kiện từ Đức về. Chi phí thay thế cũng khá đắt. Lưu ý là nên thay toàn bộ bảng mạch điều khiển, không nên thay từng linh kiện. Vì có thể linh kiện đó là độc quyền, khi thay linh kiện sẽ không đảm bảo được chất lượng và hiệu quả sử dụng như ban đầu.

– Nhận biết loại bảng điều khiển này qua đường nét bàn phím và mực in. Cảm ứng nhạy bén như một chiếc điện thoại thông minh. Vừa nhanh vừa chính xác cao, trong cả trường hợp tay ướt thì bàn phím vẫn rất nhanh và chuẩn. ngoài ra, mực in cũng rất sắc nét, tinh tế và thanh mảnh.

3. Cách chọn bếp dựa trên bảng điều khiển

– Nên ưu tiên lựa chọn những loại bếp có bảng điều khiển cảm cảm biến quang hoặc cảm ứng và có một bảng điều khiển chung cho tất cả các vùng nấu. Thường những bếp này có nguồn gốc Châu Âu nên đảm bảo linh kiện bên trong bếp có chất lượng cao, bền và thẩm mỹ. Nhưng cần lưu ý đến ngân sách của gia đình, vì loại bếp này có giá khá cao.

– Nếu lựa chọn bếp có bảng điều khiển riêng biệt cho từng vùng nấu thì nên chọn bếp có bảng điều khiển cảm ứng với có màn hình LCD kết hợp LED và bàn phím chức năng có mực in đẹp, sắc nét, dùng móng tay cào không bị trầy xước hay mờ phím. Bếp sở hữu loại màn hình và bàn phím này là hàng chính hãng, có chất lượng tốt.

– Nên tránh xa những mẫu bếp có bảng điều khiển mờ, in nhòe dễ bị mờ nhạt khi cào nhẹ, ấn liên tục nhiều phím chức năng bị dính phím, không chính xác. Các bảng điều khiển cơ, độ nhạy không cao, bền kém. Thường là bếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái.

Hình 4: Cách chọn bếp dựa trên đặc điểm của bảng điều khiển

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các loại bảng điều khiển và cách chọn bếp qua phân tích bảng điều khiển. Chúc các bạn thành công khi áp dụng những thông tin kiến thức trên vào việc lựa chọn bếp từ cho gia đình mình.

Xem thêm: Những tiêu chí đánh giá chất lượng bếp từ (p2)