Các “bệnh” thường gặp của bếp từ và cách “chữa trị”

  Bếp từ mang lại cho người dùng nhiều tiện ích bằng những tính năng thông minh. Trên thị trường Việt Nam có nhiều các thương hiệu bếp từ nhập khẩu từ Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.

   Mặc dù có chất lượng cao nhưng bếp từ vẫn không tránh khỏi những sự cố bất ngờ khi đun nấu. Vì vậy, trong bài viết này, Hải Âu Group sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những “bệnh” thường gặp và cách “chữa trị” cho bếp từ gia đình.

   1. Bếp cháy khét, xì khói khi đang đun nấu

   Chắc hẳn không ít người đã gặp trường hợp, bếp xì khói khét lẹt khi đang đun nấu. Khi xảy ra tình huống này xác định nguyên nhân chính thường là do con tụ 275v- 5uf bị nổ.

   Cách xử lí như sau: trước tiên là tắt bếp, sau đó kiểm tra cầu chì. Nếu cầu chì không hỏng, mặt bếp và bàn phím điều khiển vẫn hoạt động được thì xác định là do nổ tụ 275v – 5uf. Chỉ cần thay con tụ này thì bếp từ sẽ trở lại bình thường. Nếu bạn không thể thay tụ tại nhà, nên gọi trung tâm bảo hành để được hỗ trợ. Giá thay con tụ này chỉ vài ngàn đồng, từ 7.500 – 10.000đ.

   2. Bếp không vào điện, không hoạt động

   Với trường hợp này, có nhiều nguyên nhân như do ổ cắm bị lỏng, dây điện bị đứt mà không hay biết hoặc do linh kiện bị hỏng. Nếu kiểm tra các chi tiết như ổ điện, dây điện không có vẫn đề gì hoặc đã xử lí xong mà bếp từ gia đình bạn vẫn không và điện thì nguyên nhân chủ yếu là do biến áp có vấn đề.

   Bước đầu tiên là kiểm tra xem cầu chì có đứt không. Nếu cầu chì bình thường, kiểm tra nguồn cấp trước mà bếp sử dụng.

Hình 1: Kiểm tra cầu chỉ của bếp khi bếp không vào điện

   ⇒ Nếu là biến áp thường, các bạn xem sơ cấp còn trở kháng không. Nếu trở kháng không còn thì nguyên nhân được xác định là do biến áp bị hỏng. Cách xử lí là thay một biến áp khác. Thông thường, bếp từ nhập khẩu Trung Quốc chỉ có 2 mức nguồn cấp cơ bản đó là cuộn 8V – 1A cấp cho mạch điêu khiển, và 18V – 1A cấp cho mạch dao động và quạt giải nhiệt.

⇒ Nếu bếp từ dùng biến áp xung, đầu tiên cần kiểm tra sò công suất và IC còn tốt không. Xem xét cẩn thận R cấp nguồn từ nguồn vào tới tụ lọc 4,7uf-400v vì nó thường đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp này.

Hình 2: Kiểm tra IC dao động nguồn cấp trước để xác định nó còn tốt hay đã hỏng

   Kết luận, nếu  điện trở này không đứt thì sò công suất và IC vẫn bình thường. ngược lại , nếu đứt R này thì sò công suất hoặc IC dao động nguồn cấp trước đã hỏng. Cần phải mang đi sửa và thay linh kiện này để bếp hoạt động bình thường trở lại. Giá thay IC là 150.000 – 250.000đ.

   Trong quá trình kiểm tra các linh kiện liên quan đến điều kiện hoạt động của mạch nguồn. Nên kiểm tra cả hai mức nguồn cơ bản đó là 5V cấp cho vi xử lí, 18V cấp cho mạch dao động có nguồn nào yếu, thấp hay cao quá không ?

   ⇒ Kiểm tra thay thử thạch anh trong tình huống các linh kiện khác vẫn bình thường.

   Khi bấm vào bảng điều khiển trên mặt bếp vẫn còn tiếng kêu “bíp” việc trước tiên là kiểm tra điot cảm biến nhiệt trên mâm từ bếp từ. Chắc chắn cảm biến nhiệt này có vấn đề. Sau đó, dò theo IC vi xử lí, tìm chân PƯM, lấy VMO DIGITAL đặt thang đo tần số rồi bật nguồn lên. Tiếp đến bấm để tăng  – giảm nhiệt độ của bếp xem tần số xung ra ở chân này có thay đổi không. Nếu không có gì thay đổi thì lỗi ở vi xử lí – PWM. Nếu có thì bạn kiểm tra tiếp khối dao động LM339.

   Sau khi kiểm tra xác định có xung ra LM339 thì kiểm tra 2 đèn và linh kiện khối DRIVER S8050, S8550 đi ốt gim chân G của IGBT. Nếu có lỗi ngay từ đầu kiểm tra R khoảng 1W đến vài trăm K Omh, lấy điện áp B+ DC về so sánh bảo vệ áp thấp. Nếu có dao động nhưng không bắt nồi kiểm tra R lấy xung AC. Nếu bắt nồi, khi cắt dao động, kiểm tra R lấy xung HV ” xung C của sò công xuất.

Hình 3: Đo thạch anh trong bếp từ phải sử dụng đồng hồ vạn năng

   Việc kiểm tra thạch anh cần có các thiết bị như máy hiện sóng hoặc đồng hồ vạn năng điện tử có thang đo Hz với tổng trở đầu vào cao. Trong quá trình kiểm tra, quan sát trên màn hình hiển thị thiết bị đo, nếu hiển thị gần đúng với giá trị tần số ghi trên thân thạch anh thì thạch anh đó còn tốt. Ngược lại, nếu tần số quá thấp thì xác định lỗi là do thạch anh đã hỏng, cần thay thế thạch anh.

   Việc thay thạch anh đòi hỏi có am hiểu về kỹ thuật, nếu bạn không thể tự thay thì gọi ngay cho trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa. Giá thạch anh dùng trong bếp từ bán trên thị trường có giá chỉ vài ngàn đồng.

   3. Bếp từ Midea EF197 nháy đèn liên tục

   Bếp từ Midea model EF197 xuất hiện tình trạng khi cắm điện tất cả các đèn đều nháy, không có tiếng bíp, bếp không hoạt động. Thì chuẩn đoán ban đầu là hỏng mạch liên quan hoặc hỏng IC điều khiển.

   Dưới đây là cách kiểm tra và xử lí:

   ⇒  Mở bếp ra để kiểm tra các linh kiện chính, bạn sẽ thấy IC nguồn VIPer12A, ổn áp nguồn cho MCU dùng 7805, mạch bảo vệ IC LM339, MCU xóa số. Nếu các linh kiện không có cái nào bị cháy nổ, chuyển sang bước tiếp theo là đo nguội . Còn nếu có linh kiện bị hỏng thì thay thế linh kiện.

⇒  Đo thử (đo nguội) các thiết bị: thang x10, các điốt.

⇒ Đo nóng: Áp DC trên tụ lọc sau nắn đủ (310V), áp vào 7805 chừng 4V, áp ra 7805 chừng 3,5V, IC nguồn không nóng.

   Với những biểu hiện trên, kết luận là mạch cấp nguồn cho phần điều khiển sai (thấp), bếp không chạy được.

Hình 4: Một số linh kiện trong bếp từ Midea EF197

   ⇒ Kiểm tra lại: thang x10, đo lại các điốt liên quan đến mạch nguồn điều khiển. xác định không có giá trị nào bất thường

⇒ Quan sát mạch in phát hiện 1 vị trí dưới điốt nối vào IC nguồn bị đổi màu. Cắm điện để thử 1 phút, sau khi rút điện, sờ vào điốt, nhiệt độ vẫn cao. Tháo ra và đo thử (loại FR107). Thang x10 thấy R thuận bình thường, R nghịch hơi thấp hơn bình thường. Chuyển về thang x1K đo thấy R thuận nghịch đều 0 ôm. Nguyên nhân được cho là do rò điốt.

   Xử lí lỗi hỏng này bằng cách thay con FR107 khác (phải thay đúng con FR107, không nên thay bằng 1N4004 hay 1N4007 vì nó là loại Fast Recovery). Tiếp đến cắm điện, đo áp ra 7805 thấy chuẩn 5V. Lắp vào, cắm điện bếp từ sẽ hoạt động lại bình thường.

   4. Chức năng tự động không hoạt động, không điều khiển được nhiệt độ

   Khi bàn phím không hoạt động, không điều khiển được nhiệt độ của bếp, nguyên nhân được xác định là do đáy dụng cụ nấu bị biến dạng hoặc có vật cản giữa dụng cụ nấu và mặt bếp từ. Vùng nấu không tiếp xúc được hoặc tiếp xúc kém với nồi.

   Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần kiểm tra lại đáy nồi. Nếu đáy nồi lồi lõm, thay bằng nồi có đáy bằng phằng. Lấy vật cản dính ở đáy nồi ra. Mục đích là tạo sự tiếp xúc giữa nồi và vùng nấu được tốt nhất. Lúc đó bếp mới nhận diện được sự có mặt của nồi và hoạt động bình thường.

Hình 5: Sử dụng nồi có đáy bằng phẳng cho bếp từ

   Trong quá trình sử dụng bếp, đặc biệt là những loại bếp có chất lượng kém, linh kiện sẽ không được tốt nên không tránh khỏi những hư hỏng và phải thay linh kiện. Trên đây là những lỗi thường gặp và cách xử lí, các bạn có thể vận dụng để sửa chữa bếp từ tại nhà. Liên hệ với Hải Âu Group để được tư vấn cụ thể hơn.