Hướng dẫn lắp đặt bếp từ đúng cách nhất

Lắp đặt bếp không phải là việc quá khó khăn, nhưng nếu không biết cách lắp đặt sao cho đúng thì việc rất có thể phạm phải những sai lầm. Việc lắp đặt bếp từ đúng cách là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn sử dụng, tận dụng tối đa hiệu suất và tuổi thọ của bếp.

Lắp bếp đúng quy trình và đặt đúng vi trí sẽ phòng tránh được các lỗi phát sinh như chập cháy điện, tản nhiệt không hiệu quả dẫn đến giảm độ bền của bếp, sóng điện từ của bếp bị ảnh hưởng, dẫn tới hiệu quả đun nấu kém…Để giúp các bạn dễ dàng hơn và có cách lắp đặt chính xác nhất cho bếp từ của gia đình, hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây của Hải Âu Group.

1. Vị trí lắp đặt

Nhiều người cho rằng, vị trí đặt bếp không phải là điều quan trọng, đặt đâu cũng được, miễn sao nó tiện lợi và tạo sự gọn gàng, rộng rãi, không chiếm nhiều diện tích trong căn bếp. Nên thường bếp được đặt trong các góc nhà bếp hoặc sát với tường, gần với những thiết bị điện khác để thuận tiện di chuyển. Tuy nhiên, đặt bếp ở những nơi có quá nhiều và quá gần thiết bị điện tử như tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng…rất không tốt cho bếp từ. Vì những thiết bị điện tử này có sóng điện từ. Khi chúng hoạt động cùng lúc có thể bị nhiễu sóng, gây hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến khả năng đun nấu và hiệu suất của bếp. Nên để bếp ở cách xa các thiết bị này từ 1m – 3m, đảm bảo cho bếp cũng như các thiệt bị điện tử hoạt động tốt hơn.

Hình 1: Lắp đặt bếp từ cách xa thiết bị điện và nguồn nước

Vị trí đặt bếp từ đúng là nơi tiện lợi, đặc biệt là gần nguồn điện. Vì bếp từ hoạt động dựa trên nguồn năng lượng điện, nên cần sự ổn định điện áp, tốt nhất là đặt bếp gần nguồn điện chính. Công suất hoạt động của bếp từ là rất lớn nên việc trang bị một ổ cắm riêng để đảm bảo đủ tải cho bếp là điều cần thiết. Nơi đặt bếp từ cần phải thông thoáng, cao ráo, tránh những chỗ ẩm ướt, không đặt sát vào tường. Rất có thể bếp sẽ bị chập cháy do nước tiếp xúc với nguồn điện. Những nơi gần nguồn nước không chỉ tiềm ẩn sự nguy hiểm mà còn khiến bếp hấp thụ nhiệt kém hơn, làm việc kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, tại những chỗ ẩm thấp, hoặc quá sát với tường nhà, quá trình tản nhiệt của bếp diễn ra chậm hơn, sự lưu thông không khí và thoát nhiệt kém. Nhiệt độ cao trong bếp sẽ làm các linh kiện phải chịu nóng trong thời gian dài, dẫn tới tuổi thọ của bếp bị giảm đi. Tránh để bếp ở nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ từ ánh nắng sẽ làm mặt bếp nóng lên, là điều không tốt cho bếp từ.

Một lưu ý khác là bếp phải cách tường ít nhất là 15cm và cách trần nhà 100cm. Nếu gian bếp gia đình bạn nhỏ hẹp, không đủ để tạo không gian thoáng cho bếp từ nên dùng tấm cách nhiệt. Vừa có tác dụng giữ an toàn, vệ sinh lại tạo được tính thẩm mỹ cho căn bếp.

Hình 2: Sử dụng tấm cách nhiệt

2. Khoét đá khi lắp bếp âm

Như chúng ta đã biết, bếp từ có hai loại chính là bếp từ dươngbếp từ âm. Với bếp dương, các bạn không cần khoét đá mà chỉ cần đặt bếp đúng vị trí. Nhưng đối với bếp từ âm, để lắp đặt được cần phải thực hiện công đoạn khoét đá. Điều đáng nói là các mẫu bếp khác nhau có kích thước khác nhau, nên mỗi bếp có kích thước khoét đá riêng.

Trong trường hợp gia đình bạn đã từng sử dụng bếp gas âm trước đó thì chỉ cần lắp bếp vào vị trí cũ, vì bếp gas đôi âm có kích thước tương đương với bếp từ đôi âm. Nhưng nếu bạn mua một mẫu bếp từ có ba vùng nấu trở lên thì phải xác định đúng kích thước khoét đá của nó để khoét đá chính xác. Nếu mặt đá, bàn đá quá nhỏ, hẹp so với kích thước bếp thì cần thay bàn đá mới phù hợp hơn. Tránh tình trạng mất công và lãng phí tiền của trong việc sửa đi sửa lại mặt đá và không đảm được thẩm mỹ.

Về yêu cầu kỹ thuật khi khoét đá, cần khoét đúng kích thước, không quá rộng và tất nhiên là không thể hẹp hơn. Lỗ đặt bếp chỉ được nhỏ hơn 1cm ở tất cả các chiều của đáy bếp. Việc khoét lỗ lớn hơn 1cm sẽ dẫn tới việc mặt kính hoặc phần thên bếp lằm bằng inox của bếp trở thành điểm chịu lực nén, có thể gây vỡ hoặc biến dạng phần đáy bếp. Các bạn cũng nên nhớ là phải chừa chỗ cho dây cắm điện và nguồn điện một cách thuận tiện. Không nên để khít quá, sẽ làm khó khăn khi cắm điện.

Hình 3: Khoét đá phù hợp với kích thước của đáy bếp

Khi đặt bếp vào tủ bếp thì cần đảm bảo những yêu tiêu chí sau: khoảng cách từ mặt bếp tới kệ tủ ít nhất là 65cm, khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 15cm, khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm. Khi hoạt động, bếp sẽ phát sinh ra lượng nhiệt lớn. Những khoảng cách giữa bếp và tủ bếp sẽ tạo sự thông thoáng và lưu thông không khí dễ dàng, giúp bếp được làm mát nhanh chóng. Một yêu cầu khác là khi đặt bếp vào vị trí khoét đá xong, cần cố định bếp với mặt đá, để bếp không bị xê dịch khi sử dụng.

3. Kết nối nguồn điện

Dựa trên đặc điểm về nguồn điện áp sử dụng của Việt Nam, các dòng bếp từ được sản xuất để cung cấp cho thị trường Việt Nam có điện áp tiêu chuẩn là 220V. Tuy nhiên, có những dòng sản phẩm từ Bắc Mỹ hoặc một số dòng của Nhật Bản, Châu Âu được sản xuất với điện áp định mức là 110V. Khi mua bếp, bạn cũng cần kiểm tra điện của bếp có phù hợp hay không hoặc mua thêm một bộ biến áp để hạ áp từ 220V xuống còn 110V để bếp hoạt động được.

Nguồn điện sử dụng cho bếp từ cần phải được đảm bảo ổn định. Khi điện áp cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với điện áp tiêu chuẩn của bếp thì bếp sẽ không thể hoạt động được hoặc nguy hiểm hơn là xảy ra các sự cố báo lỗi, thậm chí là chập cháy bếp. Để tránh trường hợp này, nên sử dụng ổ điện riêng cho bếp từ gia đình và cần sử dụng loại dây điện có kích thước đủ lớn để đảm bảo tải điện. Việc dùng chung ổ cắm với các thiết bị điện tử khác trong gia đình như tủ lạnh, lò vi sóng. Khi sử dụng chúng cùng lúc thì rất có thể sẽ dẫn tới nguồn điện không đủ để cung cấp cho tất cả các thiết bị. Dây điện dùng cho bếp từ âm hay dương cũng cần có tiết diện tối thiểu là 2.5mm. Phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.

Hình 4: Sử dụng ổ điện riêng cho bếp từ

Có 5 loại dây khi lắp đặt và kết nối nguồn điện cho bếp, bạn cần đấu nối dây điện như sau:

– Dây màu Nâu + màu Đen: Đấu với nhau và đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện.

– Dây màu Xanh + màu Trắng: Đấu với nhau và đấu vào pha nguội (N) của nguồn điện.

– Dây màu Vàng xọc Xanh đấu vào dây tiếp đất.

Nguồn điện rất quan trọng với hoat động của bếp từ nên cần chú ý và cẩn thận kết nối nguồn điện cho bếp. Nên lựa chọn những bếp có điện áp phù hợp với nguồn điện ở Việt Nam để không tốn kém chi phí cho việc trang bị thêm ổn áp.

Với những hướng dẫn và lưu ý trong lắp đặt bếp từ đúng cách mà Hải Âu vừa chia sẻ, các bạn có thể hoàn toàn tự tin sắm bếp và lắp đặt bếp một cách chính xác, đơn giản. Để được tư vấn cụ thể hơn và tìm hiểu về những sản phẩm bếp từ tốt nhất hiện nay, các bạn có thể liên hệ với bếp từ Hải Âu qua Hotline: 19001772.

Xem thêm: Những lưu ý sử dụng bếp từ đúng cách, an toàn