Những Lưu Ý Sử Dụng Bếp Từ An Toàn Nhất

   Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ gia dụng thì bếp từ hiện nay là sản phẩm đang nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong thị trường thiết bị nhà bếp. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa TP HCM thì bếp từ an toàn hơn nhiều khi sử dụng so với các loại bếp khác. Đây cũng là lí do khiến nhiều gia đình đang có xu hướng chuyển từ bếp gas sang dùng bếp từ.

   Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo, bếp từ cũng có những khuyết điểm nhất định và chúng sẽ biến thành những mối gây nguy hiểm nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách. Xuất phát từ lí do đó mà hôm nay, Hải Âu Group sẽ mang đến cho các bạn những lưu ý sử dụng bếp từ an toàn nhất.

   1. Lưu ý vị trí lắp đặt

   Bếp từ sử dụng nguồn điện để chuyển hóa thành nhiệt năng để làm chín thức ăn. Do vậy, nguồn điện là nhân tố quan trọng nhất của loại bếp này. Vì thế nên đặt bếp tại vị trí có ổ cắm thuận tiện hoặc chuẩn bị sẵn một ổ điện riêng cho bếp.

   Bên cạnh đó, việc chọn nơi đặt bếp như nào cho đúng cũng rất quan trọng. Vị trí đặt bếp từ phải đảm bảo yêu cầu là bằng phẳng, chắc chắn và thông thoáng. Bếp từ phải được đặt cách tường tối thiểu 15cm, xa các vật có khả năng bắt sóng như ti vi, điện thoại, lò vi sóng khoảng từ 1 – 2m, và các vật bắt nhiệt tốt từ 5-10cm.

Hình 1: Lắp đặt bếp từ ở vị trí thông thoáng

   Đặc biệt, không đặt bếp ở nơi có trải thảm hoặc tấm kim loại vì những vật này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tản nhiệt của bếp. Việc không tỏa được nhiệt sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Những nơi không được đặt bếp khác như nơi ẩm ướt, có hơi nước hoặc gần nguồn lửa vì có thể chúng sẽ làm cho các linh kiện bếp dễ bị hư hại. Không gian sử dụng bếp tốt nhất có nhiệt độ từ 20-40 độ C nên tuyệt đối không đặt bếp ở nơi có nhiệt độ cao trên 40 độ.

   Cuối cùng là đặt bếp xa tầm với của trẻ để tránh những nguy hiểm có thể phát sinh.

   2. Lưu ý nguồn điện sử dụng cho bếp

   Vì bếp từ, đặc biệt là bếp từ công nghiệp hoạt động ở công suất khá lớn từ 20W – 220W việc sử dụng nguồn điện cần phải được đặc biệt chú ý. Nếu nguồn điện không ổn định hoặc quá tải thì có thể gây ra chập cháy.

   Chính vì vậy mà lời khuyên của các chuyên gia là nên dùng ổ cắm riêng cho bếp từ. Dây cắm có tiết diện tối thiểu 0,75mm2 để đảm bảo không bị quá tải. Tốt nhất nên dùng dây và phích cắm điện từ 5A trở lên.

   Trước khi sử dụng bếp từ thì việc đầu tiên là cần kiểm tra nguồn điện. Với những dòng bếp được thiết kế hoạt động với điện áp 100V  thì cần trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn nếu muốn sử dụng với dòng điện 220V.

   Không nên sử dụng bếp khi nguồn điện không ổn định. Tình trạng chập chờn

   Điện thường xảy ra vào những giờ cao điểm, đặc biệt là vào mùa hè khi nhu cầu điện cao. Việc kiểm tra nguồn điện trước khi dùng bếp nhằm hạn chế tình huống chập cháy bếp.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo hay với bếp công nghiệp bạn nên thử áp dụng

   3. Sử dụng nồi chảo chuyên dụng

   Bếp từ công nghiệp hay bếp từ gia đình khác với các loại bếp gas hay bếp hồng ngoại chính là câu tạo và nguyên lí hoạt động của. Và do điều này mà bếp từ tạo nên đặc điểm riêng biệt chính là có thiết bị nấu chuyên dụng. Nói cách khác, khi sử dụng bếp từ bạn phải trang bị thêm thiết nồi, chảo chuyên dụng, chỉ dành riêng cho bếp từ. Đây là một nhược điểm của dòng bếp này.

Hình 2: nồi inox chuyên dụng cho bếp từ

   Như đã nói ở trên, việc kén nồi là do bếp ứng dụng nguyên lý cảm ứng từ, chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để làm chín thức ăn. Nên khi bếp hoạt động sẽ sinh ra dòng từ trường tác dụng với các loại nồi nhiễm từ nằm trong phạm vi vài milimet. Vì vậy, chỉ với những loại nồi có từ tính cao thì mới được sử dụng cho bếp từ. Những loại nồi làm bằng các chất liệu như thủy tinh, nhôm, đồng hay nồi đất thì không thể sử dụng cho đun nấu trên bếp từ vì đó là những vật liệu phi từ tính.

   Nói vậy không có nghĩa là không thể sử dụng những loại nồi không từ tính này cho bếp từ mà khi sử dụng chỉ cần có vật dẫn là một miếng sắt phẳng, sạch, có cảm ứng từ đặt dưới đáy nồi. Tuy nhiên như vậy sẽ không đảm bảo hiệu quả cao cũng như tính thẩm mỹ và an toàn.

   4. Không nấu ở nhiệt độ quá cao

   Khi vừa bắt đầu nấu, không nên để bếp nấu ở nhiệt độ cao. Công suất bếp lớn, tốc độ làm nóng của bếp từ gia đình nhanh hơn nhiều so với bếp gas nên cần thận trọng để tránh bị cháy nồi. Để đảm bảo an toàn, nagy khi mới bắt đầu nấu nên cho nhiệt độ ở mức thấp nhất.

   Khi trên bếp không có nồi hoặc trong nồi nấu không có đồ ăn thì tuyệt đối không được bật bếp. Có hai trường hợp sẽ xảy ra. Một là bếp sẽ tự ngắt điện và báo lỗi với những dòng bếp được trang bị tính năng tự ngắt điện. Hai là với những bếp không có tính năng thông minh này sẽ khiến cho nồi bị cháy. Ngoài ra, việc này còn gây lãng phí điện năng.

   5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với bếp khi đang đun nấu

   Phương thức nấu nướng của bếp từ là lượng nhiệt tập trung ở đáy nồi, không tản nhiệt nên làm chín thức ăn nhanh, tiết kiệm điện năng. Phần mặt bếp không bị làm nóng, nhiệt độ của bếp cũng vì vậy mà không thể cao hơn nhiệt độ của đáy nồi.

Hình 3: Không tiếp xúc trực tiếp lên mặt bếp khi đun nấu

   Tuy nhiên, không phải tất cả các bếp từ đều như vậy, đặc biệt là với những loại bếp chất lượng kém. Khả năng tản nhiệt kém, mặt kính kém chất lượng…có thể khiến cho mặt bếp bị nóng khi đun nấu với nhiệt độ cao. Nên để đảm bảo an toàn khi sử dụng là không tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp để tránh bị bỏng.

   6. Không ngắt điện ngay khi nấu xong

   Khi kết thúc quá trình nấu nướng, bếp từ có khả năng giữ nhiệt, nên bếp sẽ vẫn còn nóng. Nên trong cấu tạo của bếp từ có gắn thiết bị quạt tản nhiệt nhằm làm nguội các linh kiệt bên trong bếp.

Hình 4: Không ngắt nguồn điện khi vừa nấu xong

   Sau khi nấu xong thì thiết bị này sẽ bắt đầu làm việc. Nếu ngắt nguồn điện ngay quạt tản nhiệt sẽ không thể hoạt động và không làm nguội bếp nhanh, làm giảm độ bền của bếp. Tốt nhất không nên rút ngay nguồn điện mà nên tắt bằng nút OFF. Như vậy quạt tản nhiệt vẫn có thể làm việc, không gây ảnh hưởng đến quá trình làm nguội bếp.

Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách sử dụng bếp hồng ngoại an toàn tuyệt đối

   7. Những lưu ý khác

   Không để các vật có khả năng dẫn nhiệt và điện lên  mặt bếp khi đang bếp đang hoạt động, đặc biệt là vật làm bằng kim loại.

   Không để thức ăn rơi vãi ra mặt bếp hoặc thức ăn bị tràn ra ngoài thì xử lí làm sạch ngay để làm hỏng các mạch điện bên trong.

Hình 5: Không để thức ăn trào ra mặt bếp từ

   Với bếp từ không nên để hoạt động ở công suất tối đa, trong thời gian dài dễ khiến bếp bị quá tải. Có những dòng bếp có trang bị tính năng tự ngắt điện khi quá tải sẽ không có gì nguy hiểm, nhưng với bếp không có tính năng này sẽ gây hại cho bếp, giảm tuổi thọ của bếp và gây nguy hiểm cho người nấu.

   Vệ sinh bếp sau mỗi ngày sử dụng, dùng khăn mềm, bọt biển…để làm sạch mặt bếp. Không dùng vật cứng để vệ mặt bếp vì có thể gây xước mặt kính, tác động không tốt đến chức năng của bếp qua các nút trên mặt kính mà trực tiếp là khẳ năng cảm ứng từ.

   Khi bếp không may gặp sự cố, hư hỏng mà không rõ nguyên nhân, nên gọi ngay cho nhà cung cấp hoặc cơ sở bảo hành để được sửa chữa ngay. Không tự ý sửa vì có thể làm cho bếp hỏng nghiêm trọng hơn.

   Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh về não không nên tiếp xúc quá nhiều với bếp từ. Mặc dù đã được các nhà nghiên cứu khẳng định sóng điện từ của bếp không gây ảnh hướng tới sức khỏe con người khỏe mạnh, nhưng với những người có thể trạng không tốt thì nên hạn chế sử dụng.

   Những lưu ý sử dụng bếp từ an toàn nhấtHải Âu Group vừa trình bày ở trên sẽ là những thông tin cần thiết giúp các bạn sử dụng bếp từ đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.