Những loại nồi nào dùng được trên bếp từ

Thiết bị bếp từ ngày càng trở nên đa dạng với nhiều loại sản phẩm. Nồi dùng cho bếp từ cũng phong phú hơn. Tuy nhiên, không phải loại nồi nào cũng dùng được cho bếp từ. Với những đặc điểm cấu tạo và nguyên lí hoạt động riêng biệt so với những loại bếp khác, bếp từ khá kén nồi nấu.

Nhiều người dùng không nắm rõ đặc điểm này của bếp từ và sử dụng không đúng loại nồi, khiến bếp không hoạt động. Vậy những loại nồi nào phù hợp với bếp từ? Đặc điểm và cách nhận biết các loại nồi này như thế nào. Cùng Hải Âu Group tìm hiểu vấn đề thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của loại nồi dùng cho bếp từ

Do bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lí cảm ứng từ của dòng điện. Dưới mặt kính bếp, là một cuộn dây dẫn điện, khi dòng điện chạy qua sẽ sinh ra từ trường trong vài milimet trên mặt bếp. Khi tiếp xúc với vật dẫn (nồi, chảo), từ trường chuyển hóa thành nhiệt năng và làm nóng vật dẫn.

Hình 1: Nguyên lí hoạt động của bếp từ

Có thể thấy, phương thức nấu ăn của bếp từ là dựa vào cảm ứng điện từ. Trong đó, cảm ứng điện từ chỉ tác dụng với những vật dụng có từ tính. Nên bếp từ chỉ sử dụng được nồi làm bằng chất liệu có khả năng nhiễm từ.

Ngoài ra, bếp từ cũng yêu cầu đáy nồi cần phải bằng phẳng. Các loại nồi, chảo có đáy nhọn, đáy trũng không nên dùng cho bếp từ. Những nồi làm bằng chất liệu đồng, nhôm,… cũng có thể nhiễm từ. Nhưng chúng lại không được dùng như một loại nồi cho bếp từ vì từ tính của các kim loại này rất thấp. Nếu sử dụng nồi này để đun nấu trên bếp từ thì không hiệu quả. Nồi sẽ rất lâu mới có thể nóng lên, nhưng cuộn dây sẽ phải chịu lượng nhiệt lớn. Điều này sẽ gây hại cho bếp, thậm chí gây hỏng cuộn cảm.

2. Các loại nồi dùng cho bếp từ

Trên thị trường hiện nay, có hai loại nồi có khả năng nhiễm từ tốt nhất là nồi Inox 430, nồi Gang, nồi Gang tráng men, hoặc nồi chảo đá, được thiết kế đáy nồi nhiễm từ trường. Những loại nồi này có từ tính cao, dễ sinh ra nhiệt lượng lớn khi tiếp xúc với mặt bếp. Do đó, chúng được lựa chọn sử dụng cho bếp từ.

+ Nồi gang

Như chúng ta đã biết, Gang là một hợp kim của Sắt, Carbon và một số nguyên tố khác như Silic, Đồng, Magie…Có đầy đủ ưu điểm của các hợp chất này, Gang trở thành một loại vật liệu vô cùng lí tưởng để đun nấu trên bếp từ. Đó là khả năng sinh nhiệt cao hơn so với nhiều loại vật liệu khác (vì trong gang có tới 95% là sắt – kim loại hấp thụ và sinh nhiệt cao). Độ dày của gang khá lớn, thời gian làm nóng khá lâu, nhưng khả năng giữ nhiệt của hợp kim này lại rất tốt. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này bằng việc, khi nhấc nồi gang chứa thức ăn từ bếp xuống, để trong thời gian dài đến cả tiếng đồng hồ, thức ăn trong nồi vẫn được giữ ấm. Với những loại nồi khác thì thức ăn đã nguội.

Hình 2: Nồi gang dùng cho bếp từ

Khi lựa chọn nồi, chảo gang cần chú ý chọn loại nồi dày để tránh gỉ sét và thực phẩm bám vào khi nấu. Lớp bảo vệ trên nồi, chảo gang rất dễ bong tróc nên khi vệ sinh phải cẩn thận để không hây hư hỏng.

+ Nồi Gang tráng men

Trong số những vật liệu dùng trong nhà bếp được thì men gốm và thủy tinh được coi là loại vật liệu lành tính nhất. Bởi vì nó không phản ứng hóa học với các chất có trong thực phẩm như kiềm hay axit…nên rất an toàn cho người dùng

Nồi gang tráng men có khả năng chịu nhiệt tốt, chống sốc nhiệt cao vì tính chất trơ. Loại nồi này có đặc điểm là nhẹ và chống dính tốt, dễ vệ sinh, chùi rửa. Ưu điểm của nồi gang tráng men so với nồi gang, ngoài sự an toàn còn là tính thẩm mỹ. Tất cả các loại nồi gang tráng men đều có hình thức và màu sắc đẹp mắt.

Hình 3: Nồi gang tráng men đẹp, được sử dụng nhiều

Bản thân nồi gang sử dụng cho bếp từ đã rất tốt. Khi hai vật liệu siêu bền là gang đúc và men nên nồi gang tráng men rất phù hợp cho bếp từ và nồi có tuổi thọ cao.

+ Nồi Inox

Bộ nồi inox cũng là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nội trợ. Được làm từ thép không gỉ (một dạng hợp kim của sắt), nồi Inox có có tính thu nhiệt nhanh, tỏa nhiệt đều, chống cháy khét lại tiết kiệm thời gian đun nấu.

Hình 4: Nồi Inox sáng bóng, hấp thụ nhiệt tốt

Loại nồi Inox dùng cho bếp từ phải là loại 3 đáy hoặc 5 đáy. Đây là hai loại nồi Inox tốt nhất để sử dụng. Vừa an toàn, phát huy hết khả năng làm việc của bếp từ. Hiệu suất của bếp từ đạt mức tối đa với loại nồi này. Nồi Inox được thiết kế bắt mắt, tráng gương sáng bóng, không bị oxi hóa, độ bền cao, an toàn cho sức khỏe, vệ sinh dễ dàng, không bám dính thức ăn.

3. Cách nhận biết

Nhiều người nội trợ không quan tâm đến đặc điểm của nồi nên không nhận biết đúng nồi dùng riêng cho bếp từ. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn biết được một cách đơn giản loại nồi chuyên dụng này.

+ Dấu hiệu induction

Trên những loại nồi dùng cho bếp từ đều có in dòng chữ Induction hoặc trên tem mác đều có ghi dấu hiệu này. Hoặc biểu tượng lò xo dưới đáy nồi hoặc trên tem sản phẩm thì được hiểu đây là loại nồi sử dụng cho bếp từ.

Hình 5: Nhận biết loại nồi nhiễm từ

Trên nồi hoặc nhãn mác sản phẩm không có những dấu hiệu này thì không phải là nồi chuyên dụng cho bếp từ. Những loại nồi không dùng cho bếp từ có thể kể đến như: nồi Nhôm, Đồng, Gốm, Thủy tinh, Đất…Đây là những loại nồi không có từ tính hoặc từ tính thấp, không có tác dụng khi tiếp xúc với từ trường chạy trong cuộn cảm dưới mặt kính bếp từ.

+ Tính chất nhiễm từ

Nếu trên bao bì và sản phẩm không có dấu hiệu induction và biểu tượng lò xo thì chúng ta kiểm tra từ tính của nồi thông qua thí nghiệm với nam châm. Sử dụng thỏi nam châm đặt dưới đáy nồi, nếu nam châm và đáy nồi hút nhau thì chứng tỏ nồi có từ tính. Lực hút càng mạnh thì từ tính càng cao.

Trên thị trường có nhiều loại nồi có chất lượng kém, khả năng nhiễm từ cũng không cao. Có thể nhận thấy qua cách thử nghiệm này. Những nồi giả, kém chất lượng thì lực hút nhau với nam châm rất yếu, nồi mỏng và dễ méo mó.

Trong trường hợp bạn mua phải nồi nhiễm từ kém hoặc gia đình bạn muốn tận dụng những loại nồi cũ, đã sử dụng cho các loại bếp khác để dùng cho bếp từ. Cách xử lí tốt nhất là sử dụng đĩa từ đặt bên dưới nồi khi đun nấu. Cách này vừa giải quyết được tình trạng bếp điện từ không nhận nồi, vừa tiết kiệm chi phí.

Hình 6: Đĩa từ – giải pháp để dùng mọi loại nồi trên bếp từ

Xem thêm: Đĩa từ – bí quyết sử dụng mọi loại nồi trên bếp từ