Những kinh nghiệm sử dụng bếp từ hiệu quả, tiết kiệm điện nhất
- 1. Đặt bếp ở vị trí phù hợp
- 2. Dùng đúng loại nồi và đặt đúng vị trí vùng nấu
- 3. Dùng điện ổn định và đúng điện áp định mức của bếp
- 4. Không để các vật dụng dễ dẫn nhiệt lên mặt bếp khi đun nấu
- 5. Thường xuyên vệ sinh bếp từ sau khi nấu
- 6. Tắt bếp trước khi thức ăn chín
- 7. Xử lí sự cố, hư hỏng
Sử dụng bếp từ không còn là điều khó khăn với các bà nội trợ. Hầu hết các bếp đều được trang bị bàn phím điều khiển cảm ứng, hiển thị màn hình Led, được chú thích bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc Anh/Việt đồng thời, dễ sử dụng. Nhưng sử dụng như thế nào để bếp hoạt động hiệu quả lại tiết kiệm điện năng thì không phải ai cũng biết.
Thông qua bài viết này, Hải Âu Group xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm dùng bếp từ giúp tiết kiệm được lượng điện năng lớn và khai thác hiệu quả nhất hiệu suất làm việc của bếp.
Cùng theo dõi để tích lũy kiến thức và lưu vào cẩm nang sử dụng bếp từ của mình.
1. Đặt bếp từ ở vị trí phù hợp
Khi lắp đặt bếp từ không nên đặt ở những chỗ ẩm thấp, đạt xát với tường hoặc những nơi quá nóng, có nhiệt độ cao, chịu trực tiếp ánh sáng mặt trời. Những vị trí này sẽ làm cho bếp hoạt động kém hiệu quả hơn. Mặt khác, ảnh hưởng đến độ bền của linh kiện bếp, làm giảm tuổi thọ của bếp. Ngoài ra, tránh đặt bếp ở gần với các thiết bị điện tử như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…Sóng điện từ của các thiết bị này gây nhiễu sóng bếp từ, khiến hiệu suất làm việc của bếp giảm đi. Khi bếp đang hoạt động, có thể gây hư hỏng các thiết bị điện ở gần.
Hình 1: Lắp đặt bếp ở nơi thông thoáng và xa các thiết bị điện khác
Do vậy, vị trí tốt nhất để lắp đặt bếp từ là những nơi thông thoáng, cao ráo, cách tường 15 – 20cm, cách các thiết bị điện tử 1 – 3m.
2. Dùng đúng loại nồi và đặt nồi đúng vị trí cho bếp từ
Do bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lí từ trường của dòng điện. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Nên bếp từ chỉ tác dụng với những loại nồi được làm bằng chất liệu kim loại có khả năng nhiễm từ. Nói cách khác, các loại nồi chảo có từ tình cao mới phù hợp dùng để nấu ăn trên bếp từ. Điều này tạo nên nhược điểm của bếp từ là tính kén nồi nấu. Trong khi các loại bếp khác, kể cả bếp hồng ngoại đều dùng được tất cả các loại nồi.
Hình 2: Lựa chọn đúng loại nồi cho bếp từ
Việc sử dụng sai loại nồi hoặc nồi có khả năng nhiễm từ kém, đặt nồi sai vị trí, lệch với vùng nấu bếp sẽ báo lỗi và không hoạt động, nếu hoạt động thì hiệu suất làm việc rất thấp. Nồi sẽ lâu nóng, thức ăn lâu chín, gây hao phí lượng lớn điện năng. Cùng với tính năng tự động nhận diện đáy nồi và phương thức nấu ăn của bếp, chỉ có phần đáy nồi được làm nóng, nhiệt lượng không bị thất thoát ra môi trường. Vì thế mà mặt bếp hầu như không nóng lên, trong khi nấu có thể chạm tay vào mặt bếp mà không bị bỏng.
Không thể đun nấu các loại nồi như nồi đất, nồi sứ, thủy tinh, nồi nhôm hay thép kém chất lượng trên bếp từ. Chất liệu nồi thích hợp nhất để dùng cho bếp từ là gang, gang tráng men, thép không gỉ (inox) hay nồi có đáy từ. Đồng thời, đáy phải dày và bằng phẳng, không được lỗi lõm, khả năng tiếp xúc sẽ tốt hơn, đun nấu hiệu quả hơn. Kích thước vùng nấu trong bếp từ được thiết kế có đường kính 12-26cm. Do đó, nồi nấu cũng phải có kích thước tương tự để hấp thụ nhiệt tốt, tiết kiệm điện hơn.
3. Dùng nguồn điện ổn định, đúng điện áp định mức của bếp
Hầu hết các dòng bếp từ được sản xuất từ nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường đều thiết kế phù hợp với điện áp của Việt Nam là 220V. Điện áp định mức của bếp từ cũng nằm trong mức này. Khi dùng bếp nên để ý xem, nguồn điện có ổn định không. Vào những thời gian cao điểm, nguồn điện áp chập chờn có thể gây hư hỏng bếp. Nếu hiệu điện thế của nguồn điện cao trên 270V và thấp hơn 170V thì bếp không hoạt động được, đôi khi chập điện. Tốt nhất nên đảm bảo điện áp đủ lớn và đúng điện áp của bếp thì hiệu quả đun nấu sẽ cao hơn.
Hình 3: Không nên dùng chung ổ điện mà cần có ổ riêng cho bếp từ
Không nên dùng chung ổ cắm bếp từ với các thiết bị điện khác. Tốt nhất là có ổ điện riêng, dây dẫn điện riêng, phích cắm chuyên dụng, tiết diện dây không thấp hơn 0,75mm2 và tải từ 5A trở lên. Do công suất bếp từ lớn nếu sử dụng dây quá nhỏ, sẽ không chịu được tải và dễ gây chập cháy, nguy hiểm.
4. Không để các vật dụng dễ dẫn nhiệt lên mặt bếp khi đun nấu
Khi đang nấu ăn, mặt bếp hấp thụ và tỏa ra một lượng nhiệt, tuy không gây lớn nhưng có thể truyền nhiệt sang các thiết bị dẫn nhiệt khác gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nhiệt của nồi nấu, gây hao phí nhiệt lượng. Không để dao, đĩa, bát tráng men, nắp vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Khi đang nấu, không nên di, dịch chuyển bếp, không để thức ăn, nước trào ra mặt bếp, tràn xuống và xâm nhập vào các mạch điện trong bếp.
Thay vì bật bếp xong, điều chỉnh nhiệt độ và công suất, chế độ nấu rồi mời đặt nồi lên, hãy chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng, kiểm tra nồi đúng vị trí chưa rồi mới bật bếp và chỉnh nhiệt độ. Cách làm này vừa tiết kiệm điện năng, vừa tiết kiệm được thời gian nấu nướng.
5. Thường xuyên vệ sinh bếp từ sau khi nấu
Sau mỗi lần sử dụng, bếp thường sẽ dính dầu mỡ, thức ăn rơi vãi, mặt bếp và ngay cả than bếp cũng khôgn còn giữ được sự sạch sẽ. Để đảm bảo cho bếp luôn sạch như mới thì sau khi đun nấu xong, nên vệ sinh bếp (sau khi mặt bếp đã nguội hoàn toàn). Chú ý lau bếp cả mặt trên, dưới và phần khe thoát nhiệt, tạo sự thông thoáng để bếp làm mát nhanh hơn. Đáy xoong nồi cũng phải giữ sạch sẽ, bằng phẳng, không để dính các vật cứng, gây lồi lõm đáy. Làm sạch mặt bếp và đáy nồi là điều kiện để bếp và nồi tiếp xúc tốt, hấp thụ nhiệt tốt. Nếu nồi bẩn, bếp bẩn thì khả năng hấp thụ nhiệt kém đi, nấu ăn sẽ lâu hơn.
Hình 4: Vệ sinh mặt bếp và khe tản nhiệt trên bếp từ thường xuyên
Bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh bếp thì việc bảo vệ linh kiện bên trong bếp cũng cần được lưu ý. Phải thường xuyên kiểm tra, không cho côn trùng chui vào bên trong gây hư hỏng mạch điện tử. Khi lau chùi, vệ sinh, kiểm tra bếp phải rút nguồn điện của bếp trước để đảm bảo an toàn.
Khi bếp mới hoạt động xong, không nên rút nguồn điện ngay vì khi đó hệ thống tản nhiệt đang làm việc, làm mát bếp. Khi rút nguồn, hệ thống này không làm việc được, linh kiện không được làm mát hoặc giảm nhiệt lâu, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Sử dụng nút OFF trên màn hình điều khiển, sau 15 – 10 phút thì rút nguồn. Khi này, bếp đã nguội, các bạn có thể làm vệ sinh cho bếp.
6. Tắt bếp trước khi thức ăn chín
Khi đang đun nấu trên bếp từ, thức ăn đã gần chín hoặc vừa chín tới, các bạn nên tắt bếp luôn. Dù đã tắt bếp, nhưng nhiệt độ ở đáy nồi vẫn rất cao và đủ để làm chín thức ăn trong vài phút sau khi tắt. Do vậy, tắt bếp trước sẽ tận dụng được lượng nhiệt lớn còn lưu lại ở vùng nấu và đáy nồi – một mẹo tiết kiệm điện rất hiệu quả khi sử dụng bếp từ.
7. Xử lý sự cố khi báo lỗi, hư hỏng
Việc bếp gặp sự cố, báo lỗi hư hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của bếp. Để bếp làm việc bình thường và đạt hiệu quả thì cần sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng. Là môt sản phẩm côgn nghệ cao, yêu cầu tính chính xác cao trong từng chi tiết. Bếp chỉ hoạt động tốt nhất nếu sử dụng đúng linh kiện của hãng đó. Đây cũng là một nhược điểm của bếp từ. Nên trước khi quyết định mua bếp, cần ưu tiên những thương hiệu uy tín, có cơ sở sản xuất tại Việt Nam, khi bếp gặp sự cố sẽ có sẵn linh kiện để thay thế. Nếu là bếp từ nhập khẩu nguyên chiếc thì việc bảo hành sẽ rất khó khăn, linh kiện giá cao và phải chờ đợi lâu.
Hình 5: Để bếp từ hoạt động hiệu quả, cần sửa chữa ngay khi bếp báo lỗi
Với 7 kinh nghiệm sử dụng bếp từ mà chúng tôi vừa chia sẻ, các bà nội trợ có thể áp dụng khi sử dụng bếp từ của gia đình mình. Mức chi phí tiêu thụ điện có thể sẽ giảm đi đáng kể nếu thực hiện đúng cách. Hải Âu rất sẵn lòng phục vụ khi các bạn gọi đến Hotline: 19001772.