Các loại mặt kính bếp từ gia đình trên thị trường hiện nay
Khi mua một sản phẩm bếp từ gia đình, những người tiêu dùng thông thái ắt hẳn sẽ chú ý đầu tiên đến mặt kính bếp và đặt ra câu hỏi rằng mặt kính được làm bằng chất liệu gì? Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Bởi vì, chất lượng mặt kính là yếu tố quyết định đến chất lượng của bếp.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại mặt kính dành cho bếp từ. Trong đó có 4 loại mặt kính chủ yếu và được ưu chuộng hơn cả là: Schott Ceran, Ceramic, Kính chịu lực và kính Crystallite. Hải Âu Group sẽ cùng các bạn tìm hiểu những loại mặt kính này trong bài viết dưới đây.
1. Mặt kính Schott Ceran
Schott Ceran, sản xuất tại Mainz – Đức. Đây được xem là loại mặt kính tốt nhất trong tất cả các loại mặt kính được sử dụng cho bếp từ hiện nay. Chất liệu để làm mặt kính là gốm sứ thủy tinh. Đây là một loại gốm kính cao cấp, kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của Đức càng làm cho loại mặt kính này đạt được những tính năng ưu việt nhất.
Mặt kính Schott Ceran có những ưu điểm nổi trội mà không có bất kì loại kính nào có thể vượt mặt. Kính rất cứng, bền, chống va đập, chống lực tốt. Khối lượng cân nặng mà mặt kính có thể chịu được lên tới 15 – 20kg. Khả năng dẫn nhiệt của loại gốm kính này ở mức rất thấp. Minh chứng cho điều đó là khi bếp đang nấu ở nhiệt độ cao, khi tiếp xúc trực tiếp với mặt kính bạn sẽ không cảm thấy nóng, không bị bỏng tay. Chỉ có đáy nồi và thân nồi bị nóng, còn phần mặt kính bên ngoài sẽ vẫn giữ được sự mát mẻ.
Đặc biệt, mặt kính Schott Ceran có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 1000 ºC và chịu sốc nhiệt lên đến 800ºC. Vì vậy mà rất khó bị nứt, vỡ do nhiệt độ cao hoặc sốc nhiệt. Kính cũng có khả năng chống trầy xước rất tốt và vệ sinh dễ dàng. Có thể dùng dao cọ chuyên dụng để vệ sinh mặt bếp với những vết bẩn cứng đầu mà không hề để lại vết trầy xước. Sau khi lau mặt kính bằng khăn ướt, mềm là đã làm sạch vè khiến mặt bếp trở nên sáng bóng như mới.
Hình 1: Mặt kính Schott Ceran chất lượng tốt, nhiều ưu điểm
Khác với các loại kính khác, chất liệu làm kính Schott như đã nói là gốm thủy tinh, rất thân thiện với môi trường không chứa các kim loại nặng độc hại như asen và antimon.
Trên thị trường hiện nay, mặt kính Schott Ceran được bán với giá khá cao, từ 5 – 8 triệu. So với các loại mặt kính khác thì nó có gia cao hơn gấp 2 lần. Chính vì vậy mà những dòng bếp dùng loại mặt kính này cũng có giá cao từ 15 – 60 triệu.
Một số thương hiệu bếp từ gia đình sử dụng mặt kính này là những cái tên khá quen thuộc của Châu Âu. Đó là Lorca, Elecctrolux, Bosch, Teka, Cata…những loại bếp này sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha…sử dụng loại mặt kính cao cấp này cho tất cả các loại bếp từ của họ, vì vậy giá bếp nhập khẩu của các nước này cũng cao hơn.
2. Mặt kính Ceramic
Mặt kính Ceramic thường được các nhà sản xuất bếp từ của Nhật Bản, Malaysia sử dụng cho sản phẩm của họ. Các thương hiệu thường sử dụng loại mặt kính này là Panasonic, Mitshubishi, Hitachi của Nhật Bản hay Frico, Ecosun của Malaysia.
Mặt kính Ceramic là loại mặt kính có chất lượng đứng thứ 2, sau mặt kính Schott Ceran. Với nhiều đặc điểm nổi bật, mặt kính này cũng rất được ưa chuộng người dùng có nhu cầu thay mặt kính bếp từ cho gia đình khi không may mặt kính bị vỡ.
Kính Ceramic là một loại sứ tinh thể đen. Mặt kính Ceramic với bề mặt gốm kính được làm bằng kính chứa nhiều Silic. Chính vì là một nguyên tố có tính trơ giúp cho mặt kính có khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 1000 ºC, và chịu sốc nhiệt lên tới 750 ºC.
Kính Ceramic có độ giản nở vì nhiệt thấp, mặt kính gần như không giãn nở ngay cả khi nhiệt độ lên tới 700 ºC. So với thép không gỉ thì độ giãn nở nhỏ hơn 190. Chính vì vậy mà mặt kính có khả năng cách nhiệt tốt, dẫn nhiệt thấp nên không làm nóng mặt kính khi đun nấu, giảm nguy cơ nứt, vỡ mặt kính đến mức thấp nhất. Người dùng không lo bị bỏng khi không may tiếp xúc trực tiếp với mặt kính.
Kính Ceramic có khả năng chịu lực kém hơn nhiều so với kính Schott Ceran. Nếu như kính Schott có thể chịu lực tới 15kg thì kính Ceramic chỉ có thể chịu được thấp hơn.
Chất liệu làm kính rất phổ biến nên loại mặt kính này có giá rẻ hơn ½ lần so với mặt kính Schott Ceran. Một mặt kính Ceramic có giá dao động từ 1,5 – 5 triệu. Các loại bếp trên thi trường có giá từ 8- 15 triệu thường sử dụng mặt kính này.
3. Mặt kính cường lực
Kính cường lực là loại kính được tôi luyện ở mức nhiệt 6700 ºC – 6800 ºC. Sau quá trình tôi luyện, người ta sẽ làm nguội nhanh bằng khí lạnh để tạo sức căng cho bề mặt. Từ đó, kính mới có khả năng chịu lực và chịu nhiệt.
Kính cường lực rất khó vỡ vì chịu được nhiệt và lực khá tốt. Tuy nhiên, chất lượng của loại kính này thì kém hơn hai loại kính đã đề cập đến ở trên. Trong trường hợp kính bị vỡ thì sẽ ít gây nguy hiểm cho người dùng vì kính sẽ vỡ vụn nhỏ, không có cạnh sắc nhọn nên khả năng sát thương thấp.
Kính chịu nhiệt độ cao 700 – 1000 ºC. So với kính thường, kính cường lực chịu lực cao gấp 4-5 lần và chịu được va đập mạnh. Không chỉ có khả năng chịu nhiệt và lực tốt, kính còn có khả năng cách điện tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Chất liệu của mặt kính này có giá thành rẻ nên các loại bếp sử dụng mặt kính này cũng có giá rẻ hơn so với các loại bếp sử dụng mặt kính có giá cao hơn.
Một số nhà sản xuất Trung Quốc và nội địa thường sử dụng mặt kính này cho bếp từ của mình phần lớn là ở dòng bếp từ đơn, loại bếp từ này phục vụ cho gia đình trong những bữa lẩu.
Hình 3: Mặt kính cường lực cho bếp từ đơn để phục vụ các bữa lẩu
Hiện nay, trên thị trường, mặt kính loại này được bán với giá khá rẻ, từ 800 – 1 triệu đồng. Các loại bếp sử dụng mặt kính này như Sunhouse, Kangaroo…
4. Mặt kính Crystallite
Đây là loại mặt kính làm bằng tinh thể pha lê. Loại kính này cũng rất được yêu thích. Nó có những đặc điểm cấu trúc khá giống với Ceramic, nhưng có độ sáng bóng hơn, tính thẩm mỹ của loại mặt kính này cũng cao hơn, do vậy nó cũng ảnh hưởng đến giá cả của bếp.
Về độ cứng, chịu lực thì mặt kính Crystallite không bằng những loại kính kể trên, nhưng khả năng chịu nhiệt tốt như nhau.
Loại mặt kính pha lê này có giá cũng khá cao vì tính thẩm mỹ của nó. Một mặt kính pha lê có giá từ 3 – 5 triệu. Tuy nhiên vì khả năng chịu lực không vượt trội nên không được dùng phổ biến như những loại kính khác. Những thương hiệu bếp sử dụng loại mặt kính này là Supor, Osaka…
Hình 4: Mặt kính Crystallite sáng bóng, mang tính thẩm mỹ cao
Như vậy, 4 loại kính thường được sử dụng nhiều cho bếp từ là Schott Ceran, Ceramic, Crystallite và kính cường lực. Mỗi loại kính có đặc điểm khác nhau với ưu điểm khác nhau. Kính Schott Ceran là loại kính có chất lượng tốt nhất nên có giá cũng cao nhất. Đứng thứ 2 là Ceramic, sau đó là kính cường lực và Crystallite, với giá cả thấp hơn. Các bạn có thể liên hệ với Hải Âu Group để được tư vấn cụ thể hơn.
Đón đọc: Những thương hiệu bếp từ gia đình Đức được yêu thích nhất hiện nay.