Một bộ phận quan trọng không kém mặt kính, mâm nhiệt hay bảng mạch điện tử nhưng lại ít được đề cập đến khi bàn về cấu tạo của bếp từ, đó là hệ thống tản nhiệt. Nếu như các linh kiện bên trong bếp và mặt kính được xem là linh hồn, thứ tạo nên giá trị của bếp. Thì hệ thống tản nhiệt chính là thứ bảo vệ giá trị đó, có thể ví nó như một người hùng thầm lặng vậy.
Tại sao lại nói vậy? Nó có vai trò và vị trí như thế nào trong cấu tạo của bếp từ? Để làm rõ những thắc mắc trên, trong phần dưới đây, Hải Âu Group sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ thống tản nhiệt và cơ chế hoạt động của nó trong bếp từ.
1. Cấu tạo của hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt trong bếp từ bao gồm quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt, các khe thoát nhiệt nằm ở thân bếp. Mỗi một chi tiết đều đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng lại có sự liên kết và phối hợp hài hòa với nhau để làm thực hiện nhiệm vụ chung là làm mát bếp.
Hoạt động của chúng là một vòng tuần hoàn: đưa khí nóng ra bên ngoài và mang trở lại bên trong bếp làn khí mát, từ đó làm giảm nhiệt cho bếp.
Hình 1: Cấu tạo của hệ thống tản nhiệt trong bếp từ
Quạt tản nhiệt
Quạt tản nhiệt là chi tiết chính, quan trọng nhất trong hệ thống tản nhiệt. Vai trò của nó được thể hiện rất rõ ràng. Người dùng dễ dàng nhận thấy hoạt động của quạt tản nhiệt khi đang nấu thông qua tiếng ồn mà nó phát ra. Tiếng ồn càng nhỏ thì chứng tỏ quạt tản nhiệt có chất lượng tốt cũng như bếp mà bạn đang dùng là bếp “xịn”. Và ngược lại, tiếng ồn phát ra lớn thì có thể nó đang có vấn đề hoặc chất lượng của bếp và quạt không được tốt.
Muốn quá trình làm mát của bếp nhanh và hiệu quả nhất thì quạt tản nhiệt phải có có công suất lớn. Vì khi đó, không khí được lưu thông tốt hơn, nhiệt giảm nhanh hơn.
Quạt tản nhiệt được phân thành hai loại là quạt lòng sóc (giống với hút mùi kính cong dạng tuabin hút ) và quạt đồng trục (giống với quạt tản nhiệt máy tính).
Vì giá thành nhập thường cao chi phí thay thế cao nên không nhiều nhà sản xuất sử dụng loại quạt lòng sóc, nó thường được sử dụng cho các mẫu bếp từ nhập khẩu của Châu Âu như Bosch, Chefs, Fagor… Loại quạt tản nhiệt này có độ bền cao, khả năng hút gió và tản nhiệt tốt giúp làm giảm nhiệt nhanh hơn. Tiếng ồn mà quạt phát ra dường như rất nhỏ, nên không gây khó chịu cho người dùng.
Quạt đồng trục có giá thành và chi phí thay thế rẻ hơn so với quạt lòng sóc. Vì lã loại quạt phổ biến nên dễ dàng tìm kiếm thay thế khi hỏng hóc với giá cả hợp lý nên được nhiều nhà sản xuất sử dụng. Những mẫu bếp sử dụng mẫu quạt này thường có giá tầm trung, dưới 12 triệu như Munchen M50, Teka IB 6315, RommelsBacher CT 3410/IN…Chất lượng quạt là không thể phủ định, trong quá trình làm việc, nó phát ra tiếng ồn khá rõ nên người dùng dễ dàng nhận biết được hoạt động của nó.
Hình 2: Hai loại quạt tản nhiệt được sử dụng phổ biến cho bếp từ
Thanh tản nhiệt
Thanh tản nhiệt là khối kim loại được gắn liền với quạt tản nhiệt, có vai trò ép không khí lưu thông liên tục, đưa khí nóng ra ngoài và khí mát từ ngoài được đưa vào trong. Thanh tản nhiệt thường được làm bằng kim loại có tính dẫn nhiệt tốt. các nhà sản xuất thường chọn nhôm và đồng làm thanh tản nhiệt, mặc dù kim cương và bạc là hai chất liệu dẫn nhiệt tốt hơn. Lý do là vì nhôm và đồng là hai chất phổ biến, giá thành rẻ và dễ chế tác. Tuy nhiên, thanh tản nhiệt làm bằng đồng cí gia cao hơn so với thanh tản nhiệt nhôm vì đây là chất liệu khó chế tác hơn.
Tiêu chí để chứng tỏ thanh tản nhiệt có tốt hay không là dựa vào khả năng ép và đầy không khí, sao cho khí từ quạt thổi xuống phải đi qua mọi góc cạnh của các lá kim loại. Do vậy, khi xem xét về thanh tản nhiệt cần chú ý tới độ tinh xảo của nó. Nghĩa là nó phải có nhiều lá kim loại, bề mặt phải nhẵn, mỏng và có kích thước lớn, thì khả năng tản nhiệt càng tốt.
Khe thoát nhiệt
Chúng ta có thể thấy các khe thoát nhiệt được bố trí xung quanh thân bếp. Phối hợp với quạt tản nhiệt, bộ phận này đảm bảo quá trình lưu thông khí của bếp từ. Khe thoát nhiệt giúp cho không khí thoát ra và vào trong dễ dàng, giữ bên trong bếp luôn thoáng mát.
Hình 3: Khe thoát nhiệt được bố trí ở bụng, thân của bếp từ
2. Vai trò và cơ chế hoạt động của hệ thống tản nhiệt
Vai trò của hệ thống tản nhiệt
Hầu hết mọi người đều không chú ý đến hệ thống tản nhiệt, hoặc thậm chí là không biết bộ phận này cũng như vai trò của nó với bếp từ. Hệ thống tản nhiệt không trực tiếp tham gia vào việc gia nhiệt, điều chỉnh nhiệt như mâm từ, đĩa nhiệt, bảng điều khiển. Nhưng nó lại có vai trò trong việc làm mát các thiết bị, phụ kiện bên trong bếp, giúp kéo dài tuổi thọ của bếp. Nếu không có hệ thống tản nhiệt hay hoạt động không hiệu quả hoặc gặp vấn đề, bị hư hỏng mà không được sửa chữa, thay thế thì bếp từ sẽ nhanh bị hỏng và tuổi thọ bếp cũng ngắn hơn.
Trong cấu tạo của bếp từ thì sò công suất và cầu chỉnh lưu là hai bộ phận sinh tạo ra lượng nhiệt lớn nhất. Khi bếp hoạt động thì đáy nồi và vùng nấu cũng sinh ra lượng nhiệt đáng kể. Với mức nhiệt lớn như vậy dễ làm cho các linh kiện và mặt kính bị nóng lên, bếp sẽ báo lỗi, ngừng hoạt động, trong nhiều trường hợp có thể gây hỏng bếp thậm chí là gây nguy hiểm cho người dùng. Hệ thống tản nhiệt chính là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ làm giảm nhiệt, bảo vệ hệ thống chi tiết nằm bên trong bếp và sự an toàn cho người sử dụng.
Cơ chế hoạt động của hệ thống tản nhiệt
Hình 4: Mô phỏng cơ chế hoạt động của hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt sẽ làm việc khi bếp hoạt động, có thể nhận biết qua tiếng ồn mà nó phát ra. Sau khi nấu xong, hệ thống này vẫn hoạt động để làm nguội bếp. Nếu rút nguồn điện thì nó sẽ không thể hoạt động được nên tốt nhất là tắt bếp bằng nút Off, sau 10 – 15 phút, khi bếp đã nguội hoàn toàn thì rút nguồn điện.
Hệ thống này hoạt động theo cơ chế sau: Thanh tản nhiệt ép khí nóng lại, được quạt tản nhiệt đẩy ra ngoài qua khe thoát nhiệt, sau đó hút không khí từ ngoài vào, khí mát này được thanh tản nhiệt ép xuống và quạt tản nhiệt đưa nó lan tỏa khắp mọi góc, làm mát mọi linh kiện của bếp. Đây là một vòng tuần hoàn, được lặp đi lặp lại vô số lần với sự phối hợp nhịp nhàng của ba chi tiết trong hệ thống tản nhiệt.
3. Dấu hiệu nhận biết hệ thống tản nhiệt gặp vấn đề
Vì không thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với người dùng như mặt kính, bảng điều khiển…nên khi hệ thống tản nhiệt gặp vấn đề thường không được phát hiện hoặc phát hiện chậm. Do đó không sửa chữa kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và độ bền của bếp.
Để nhận biết hệ thống tản nhiệt ngừng hoạt động có thể dựa vào hai biểu hiện. Thứ nhất, bếp từ quá nóng so với bình thường. Khi mặt bếp từ ở trạng thái nóng hơn bình thường, dù đã bật bếp ở mức nhiệt thấp, thì có thể hiểu là hệ thống tản nhiệt đã không còn hoạt động. Thứ hai là dựa vào mã lỗi hiển thị trên màn hình bảng điều khiển trên bếp từ. Nếu mã lỗi được thông báo là “E3” thì bạn cần kiểm tra hệ thống tản nhiệt và thay quạt tản nhiệt. Bếp quá nóng và không thể hoạt động được vì nguyên nhân là hệ thống tản nhiệt ngưng hoạt động.
Có thể bạn quan tâm: Những mã lỗi thường gặp trên bếp từ và cách xử lí
Ngoài ra, các bạn cũng có thể biết được hệ thống này có hoạt động tốt không qua âm thanh mà nó phát ra. Có thể là tiếng ồn lớn hơn bình thường hoặc không tạo ra âm thanh khi hoạt động đều được hiểu rằng nếu nó đang gặp vấn đề.
Chất lượng linh kiện là yếu tố đầu tiên quyết định đến độ bền của bếp. Nhưng hệ thống tản nhiệt cũng là một bộ phận quan trọng và cần được chú ý. Bởi vì, bếp sẽ được giữ mát và tuổi thọ cao nếu như bộ phận này hoạt động hiệu quả. Nó có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và bền bỉ của bếp. Tốt nhất là cần kiểm tra thường xuyên hệ thống tản nhiệt này để kịp thời sửa chữa khi bọ hư hỏng.
Hình 5: Thường xuyên vệ sinh khe tản nhiệt và kiểm tra hệ thống tản nhiệt
Với những thông tin mà Hải Âu vừa chia sẻ trên, nếu còn thắc mắc hoặc có những vấn đề cần tư vấn. Các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.