Công nghệ Inverter và ứng dụng của nó trong bếp từ

   Hiện nay, công nghệ inverter được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện tử điện lạnh. Có thể kể đến một số thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại này như: lò vi sóng, máy điều hòa, tủ lạnh, thậm chí là cả bếp từ. Bên cạnh chức năng điều khiển thông minh, khởi động mềm…, việc sử dụng công nghệ này còn mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tiết kiệm điện năng.

   Công nghệ inverter đã được nhiều nhà sản xuất các sản pẩm thiết bị điện tử mang tới người tiêu dùng Việt Nam trong nhiều năm nay. Mới đây, inverter được các hãng bếp từ ứng dụng rất hiệu quả. Vậy công nghệ này là gì? Ứng dụng công nghệ inverter trong bếp từ như thế nào? Trong bài viết này, Hải Âu Group sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.

   1. Những điều cần biết về công nghệ inverter

   ◊ Công nghệ inverter là gì?

   Công nghệ ineverter còn được gọi là công nghệ biến tần – một công nghệ hiện đại được phát triển bởi quốc gia công nghệ – Nhật Bản. Là công nghệ kiểm soát công suất của thiết bị điện tử, từ đó giảm hao phí năng lượng khi sử dụng. Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì đây là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác, tần số này có thể thay đổi được theo ý muốn.

   Thực chất đây là công nghệ biến tần cho phép biến đổi tần số(Hz) cường độ dòng (Am) và hiệu điện thế(V) theo mục đích sử dụng của người dùng. Nhờ tính năng thay đổi tần số, người dùng dễ dàng tăng hoặc giảm công suất của các thiết bị điện (có thể là thiết bị sử dụng động cơ hoặc lõi từ).

   ◊ Nguyên lí hoạt động của công nghệ inverter

Hình 1: Sơ đồ nguyên lí hoạt động của inverter

   Hiện nay, nhiều hãng sản xuất nhiều loại biến tần có những dải công suất khác nhau như loại 1 pha và 3 pha. Công nghệ này có nguyên lí hoạt động như sau:

   ⇒ Đầu tiên, điện áp của nguồn điện xoay chiều (có thể là nguồn xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha) được biến đổi thành điện áp 1 chiều không bằng phẳng tại mạch chỉnh lưu. Tiếp đến, sẽ được lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng nhờ sử dụng tụ lọc nguồn của mạch lọc nguồn.

⇒ Sau đó, điện áp 1 chiều bằng phẳng này được đưa tới mạch biến đổi, trở thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng.

⇒ Ở đầu ra của điện áp xoay chiều 3 pha giá trị biên độ và tần số vô cấp có thể được thay đổi tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tùy theo chế độ điều khiển. Nếu tải có momen không đổi, thì tỉ số tần số và điện áp cũng không đổi. Với tải bơm và quạt thì điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Đồng thời tạo ra đặc tính momen là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt.

⇒ Biến tần được tích hợp nhiều kiểu điều khiển khác nhau. Trong đó có cả bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ PID. Bộ điều khiển này rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát điện năng SCADA.

   ◊ Tại sao công nghệ inverter tiết kiệm điện năng?

   Các bộ biến tần sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại, nên hiệu suất chuyển đổi điện áp rất cao. Năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống.

   Kết hợp với công nghệ điều khiển tối ưu về năng lượng và tính năng kỹ thuật cao các bộ biến tần giúp tiết kiệm khoảng 44% điện năng. Các thiết bị điện tử tích hợp thiết bị này đều có năng lượng hao phí nhỏ hơn so với những thiết bị non – invereter.

   2. Ứng dụng công nghệ inverter trong bếp từ

   ◊ Công nghệ biến tần – inverter trong bếp từ

   Trong bếp từ, công nghệ inverter chính là mạch công suất. Loại bếp từ nào cũng có mạch công suất, nhưng sử dụng nhiều loại ở cấp độ khác nhau. Cấp độ càng cao thì hiệu quả tiết kiệm năng lượng càng tốt. Ví dụ như, với những loại bếp có hệ thống mạch công suất cũ (công nghệ inverter cũ) chỉ chạy ở tần số từ 18KHz đến 26KHz, công suất bếp thấp nhất là 1.000W. Người dùng muốn điều chỉnh xuống công suất thấp hơn thì bếp sẽ mất khoảng 6 giây chạy và 4 giây ngắt (chế độ tắt/mở) mới có thể giảm xuống mức công suất thấp khoảng 600W. Với công suất này, nếu sử dụng để hâm nóng thức ăn thì sẽ gây ra lãng phí điện năng.

   Trong khi đó, bếp từ inverter mới có thể điều chỉnh xuống mức công suất thấp nhất là 300W khi inverter chạy ở tần số cao từ 40KHz – 60KHz. Với công suất là 300W, rất phù hợp khi người dùng muốn hâm nóng thức ăn, năng lượng hao phí rất ít.

 

Hình 2: Bếp từ Inverter điều chỉnh được mức nhiệt và công suất mong muốn

   Ngoài ra, với biên độ tần số rộng như vậy, khả năng điều chỉnh công suất sẽ lớn hơn, có thể xuống rất thấp, phù hợp với hâm, ninh, hầm giữ nóng, đến lớn nhất cho nhu cầu nấu cấp tốc, công suất lớn.

   ◊ Khả năng tiết kiệm điện năng trong bếp từ

   Hiện nay, các dòng bếp từ ứng dụng công nghệ inverter rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Cũng như trong các thiết bị điện tử khác như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng…Công nghệ inverter trong bếp từ tạo tính năng điều chỉnh mức công suất phù hợp. Từ đó, giảm lượng tiêu thụ điện và lượng điện năng lãng phí bằng cách biến đổi nguồn điện và điện áp cố định, trong quá trình sử dụng bếp từ.

   Với những bếp từ thông thường, mỗi một vùng nấu trên bếp từ có công suất cố định (thường vào khoảng 2000W). Bếp sử dụng rơ-le đóng mở, nếu dùng 70% công suất của bếp thời gian sử dụng bếp sẽ là 70% thời gian bật và 30% thời gian tắt. Để duy trì nhiệt độ đun nấu thì bếp phải tự động tắt – bật liên tục. Khi khởi động lại, năng lượng sẽ phải bù lại để làm nóng bếp, gây lãng phí thời gian, đặc biệt là gây hao phí năng lượng.

   Những loại bếp từ có ứng dụng công nghệ này cùng với bộ cảm biến thông minh, sẽ cố định công suất tiêu thụ khi đun nấu. Bếp vận hành một cách tuần hoàn và đều đặn, công suất được giữ nguyên ở mức đang điều chỉnh. Do không phải bật-tắt liên tục vì đã được duy trì nhiệt độ ứng với mức công suất định sẵn, nên nhiệt độ ở đáy nồi được bảo toàn. Bếp sẽ không phải bù năng lượng làm nóng trong 30% thời gian ngắt của bếp, đồng thời tiết kiệm thời gian đun nấu.

Hình 3: Bếp từ inverter tiết kiệm điện năng 5 – 10%

   Với khả năng kiểm soát nhiệt độ bếp theo ý muốn, những bếp từ tích hợp inverter tần số cao có thể tiết kiệm năng lượng khoảng 5 – 10% so với những loại bếp thông thường.

   3. Những mẫu bếp từ ứng dụng công nghệ inverter

   Nhiều nhà sản xuất bếp từ trên thế giới hiện nay, đều ứng dụng công nghệ này vào các sản phẩm của mình. Nổi bật là các dòng bếp nhập khẩu Châu Âu và Nhật Bản.

   Thương hiệu bếp từ Chefs có các model như:  Bếp từ Chefs EH-DIH888, bếp từ Chefs EH-DIH890, EH-DIH555…Thương hiệu bếp từ Lorca có mẫu: Lorca LCI-899 và bếp từ Lorca LCI-809…Bếp từ Rosieres(tất cả các mẫu)…Bếp từ Bosch có các model như: PID651N24E, PID675N24E, PIK675N24E…Bếp từ Lorca điển hình là hai dòng LCI 808 và LCE 808. Bếp từ Faster thường là các dòng Tây Ban Nha. Bếp từ Panasonic nổi bật là KY-C227DHRA. Do trang bị công nghệ inverter nên nhiều mẫu bếp từ có khả năng giã đông, hầm, giữ ấm, hâm nóng thức ăn.

 

Hình 4: Bếp từ Panasonic KY- C227D ứng dụng công nghệ inverter

   Thông thường, giá thành của các dòng bếp tích hợp công nghệ inverter sẽ cao hơn gấp 2, thậm chí là 3 lần so với những mẫu bếp thường, non – inverter. Có thể lấy ví dụ như bếp từ đôi, thường có giá khoảng 8 – 10 triệu là chất lượng khá tốt, đầy đủ tính năng. Nhưng với bếp từ đôi chefs EH – DIH888, giá có thể lên tới khoảng 19.350.000đ. Do ứng dụng công nghệ mới, các bo mạch điện tử, linh kiện tốt, bền và đắt hơn nên giá thành của những dòng bếp inverter cũng cao hơn những mẫu bếp thường.

   Việc đem công nghệ inverter thông minh vào các sản phẩm bếp từ đã mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng như tiết kiệm thời gian nấu nướng và giảm điện năng tiêu thụ. Với những thông tin về công nghệ inverter và ứng dụng của nó trong bếp từ mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hải Âu hi vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về công nghệ hiện đại này và lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho gia đình mình.

Xem thêm: Bếp từ công nghệ gián đoạn và bếp từ công nghệ liên tục?